Lê Văn Tư

Quốc hội Việt Nam của dân hay của đảng ?
Cơ cấu tổ chức nhà nước cộng sản Việt Nam gồm đủ mọi định chế chính trị như một nhà nước dân chủ pháp quyền, tiêu biểu nhứt là Quốc hội như minh thị trong Hiến pháp : «Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. … » (Đ 83).
Thực tế có đúng như vậy không ?
Trước khi miền Nam sụp đổ, người dân miền Bắc quen sống trong môi trường độc tài toàn trị, nhứt là lớp người được hưởng nhiều ơn mưa móc của đảng xem mọi hạn chế tự do dân chủ là bình thường, nhưng dần dà với thời gian, sự tương phản về lối sống và suy nghĩ của hai miền Nam -Bắc đã làm cho người dân bắt đầu tỉnh ngộ, kế đến cuộc chiến tranh Việt –Trung năm 1979 phơi bày sự tuyên truyền xảo ngụy của thế giới đại đồng, tình hữu nghị «núi liền núi, sông liền sông» thấm thía như thế nào, tiếp theo là sự sụp đổ của Khối cộng sản quốc tế năm 1990 cho thấy tính ưu việt của chế độ cộng sản ra sao?

Trong thời kỳ đó, chế độ việt cộng mấp mé bên bờ vực thẩm, tập đoàn cầm quyền Hà Nội muốn giữ chiếc ghế của mình không còn con đường nào khác là muối mặt thần phục Bắc triều, từ đó họ sẵn sàng chấp nhận những điều kiện vô cùng bất lợi cho đất nước (những thỏa hiệp nhượng bộ về lãnh thổ, lãnh hải cũng như về nhiều mặt khác) mà người dân hiện nay mới được biết phần nào.

Bức màn sắt sụp đổ, nhứt là với phương tiện truyền thông hiện đại, không có việc làm ám muội nào của bọn phản quốc cầu vinh che giấu mãi được, sự thức tỉnh của người dân là điều tất yếu.

Nhân cuộc bầu cử quốc hội khoá 13 vừa qua, việc kiểm điểm lại định chế này có thể giúp hiểu rõ hơn những điều nghịch thường nghịch lý của nhà nước Việt cộng hiện nay.

Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, nhưng ngay Lời nói đầu : «Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, …, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.», và minh thị trong điều 4 : «Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.».

Thật là khôi hài khi một tổ chức chính trị không do dân trực tiếp bầu ra lại «lãnh đạo Nhà nước và xã hội. », ngược hẳn với điều 83 dẫn thượng : «Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.», trong một văn bản nền tảng của đất nước mà tiền hậu bất nhất như thế thì đủ hiểu giá trị bao nhiêu văn bản khác.

Theo Hiến pháp: «Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, ...» (Đ54), vậy mà luật bầu cử (LBC) đặt ra đủ thứ ràng buộc, nào là giới thiệu ứng cử viên của các tổ chức (dĩ nhiên là thuộc đảng, nhà nước và các đơn vị vũ trang hoặc trực thuộc) ở trung ương, ở địa phương, nào là phải thông qua hai lần Hội nghị hiệp thương, nào là gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú; đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó làm việc (nếu có).” (Đ 38 LBC), tóm lại qua bao lần sàn lọc, các ứng cử viên của họ toàn là hạt chắc (tức tuyệt đối trung thành với đảng hay có nhiều thành tích chứng tỏ lòng trung thành ấy), thành phần được giới thiệu còn gạn đục khơi trong như thế thì huống hồ gì các người tự ứng cử, nên chi chỉ có 15 tên trên tổng số 827 được ghi tên vào danh sách những người được ứng cử (chiếm tỷ lệ 18 phần ngàn), trong số người bị loại, có luật sư Lê Quốc Quân -một gương mặt bất đồng chính kiến nổi tiếng, việc loại bỏ này có giá trị hơn nhiều lời tố cáo độc tài đảng trị, hai bộ mặt khác tuy có công đóng góp xây dựng chế độ, dầu đã được toàn bộ đồng nghiệp ủng hộ vẫn bị gạt ra khỏi danh sách ứng cử viên, đó là nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, thuộc Viện nghiên cứu tiềm năng con người và giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng (cư trú tại Bỉ), được giải Việt kiều vinh danh nước Việt 2004 nhờ có nhiều đóng góp trong việc hợp tác về đào tạo Cao học Bỉ-Việt, xem thế đủ hiểu 15 tên tự ứng cử được chấp nhận được đảng đánh giá cao như thế nào?

Như vậy quyền bầu cử và quyền ứng cử của người dân đã bị đảng tước đoạt một cách trắng trợn, coi thường trình độ dân trí quá lẽ, việc đảng cử dân bầu là một thực tế phũ phàng chớ không phải là lời tố cáo của thành phần chống đối, ác ý với chế độ, đa số người dân đều hiểu, không rõ các bậc thức giả như Giác Hải, Đăng Hưng đã tỉnh mộng chưa?

Đảng là tổ chức ban phát chức quyền, là lò sản xuất ra các đại biểu quốc hội, họ muốn chỉ định ai ra ứng cử ở đâu cũng được, như Uông Chu Lưu, nguyên quán Hà Tĩnh, trú quán Hà Nội, khóa trước ra ở Sóc Trăng, khóa này ra ở Thanh Hóa, hai đơn vị này cách xa nhau 1.698 cây số, họ biết gì về nhân tình thế thái của dân địa phương và mấy cử tri địa phương biết mặt mũi tuổi tên họ, vậy mà đương sự vẫn đắc cử với tỷ lệ rất cao (83,88%), Bùi Ngọc Chương, nguyên quán Nghệ An, hiện ở Hà Nội, vào tận Cà Mau (cách xa 1867 cây số) ứng cử và đắc cử với tỷ lệ 83,12 %, Trần Bình Minh (UVTƯ), quê Hải Dương, làm việc ở Hà Nội, ứng cử ở Bạc Liêu (cách Hà Nội 1798 cs), đắc cử 74,38 %, …

Có thể nói hiện tượng này chỉ xảy ra dưới gầm trời xã hội chủ nghĩa, và cho dầu người ra ứng cử tại địa phương của mình, nhiều cử tri cũng chưa chắc biết rõ mặt mũi của họ, hãy nghe tâm sự của một cử tri: “Ông VTV thì phỏng vấn 1 lão thành ở P.ĐaKao - Q1, nói đến phòng bỏ phiếu rồi mà vẫn phải đắn đo, để chọn đúng người tài đức làm đại biểu nhân dân. Chiêu tuyên truyền này phản tác dụng. Nếu ứng cử viên được quyền tiếp xúc cử tri, tranh cử tự do, cử tri được toàn quyền lựa chọn người ứng cử thì sẽ không còn cảnh như thế, bởi nếu được tiếp xúc tự do, rộng rãi, cử tri đã biết trước mình nên để ai, gạch ai trước đo cả tuần hay cả tháng hay chí ít là trước khi dắt xe ra cổng chuẩn bị đi bầu chứ không phải như hiện nay, dân phải chọn người đại biểu cho mình mà chẳng biết người ấy có thực sự sẽ đại biểu cho mình hay cho tụi khác chẳng phải nhân dân.” (1).

Sự thật thì các ứng cử viên cũng chẳng cần gì đến việc vận động cử tri, mà cử tri cũng chẳng thiết tha gì đến việc bầu bán, vì kết quả đều đã được sắp xếp trước cả rồi: “"Gạch hay không gạch thì cũng thế thôi, danh sách trúng cử đã có trước rồi cơ mà" Có người nói: "Học sinh tốt nghiệp cao không do người dạy, mà do người coi thi. Đại biểu trúng cử không do người bầu, mà do ban kiểm phiếu, toà xử án không theo điều luật mà do chỉ thị của cấp trên". Chuyện gạch ai, không gạch ai có nghĩa gì, người ta còn công khai quán triệt thì việc nhập nhèm trong khâu kiểm phiếu có khó gì đâu, còn tử tế chán. Hu hu.... ” (1); dầu biết thế, người dân vẫn phải miễn cưỡng đi bầu để tránh các giới chức phường khóm thúc giục, hoạnh họe.

Trường hợp như Uông Chu Lưu trên đây không phải là đơn lẽ mà rất phổ quát, xin ghi nhận thêm một số trường hợp tiêu biểu:

Họ và tên
Sinh quán
Trú quán
Nơi ứng cử
Khoảng cách trú quán & nơi ứng cử
Tỷ lệ đắc cử
Nghệ An
Hà Nội
Sóc Trăng
2140 cây số
70.68 %
Kiên Giang
Hà Nội
TP Cần Thơ
1820 cây số
88.1 %
Hà Nội
Hà Nội
Đồng Tháp
1794 cây số
76.68 %
Nam Định
TP Hồ Chí Minh
TP Hải Phòng
1674 cây số
82.72 %
Sơn La
Hà Nội
Đắc Lắk
1265 cây số
86.32 %
Thái Bình
Hà Nội
Tiền Giang
1732 cây số
68.18 %
Long An
Hà Nội
TP Hồ Chí Minh
1663 cây số
80.19 %
Quảng Bình
Hà Nội
Lâm Đồng
1600 cây số
84.38 %


Ngoài việc xa lạ với dân địa phương, có một số đại biểu lại luôn thay đổi đơn vị ứng cử:


Họ và tên
QH hiện nay
QH12
QH11
QH10
Bắc Ninh
Thanh Hóa


Hòa Bình
Tuyên Quang
Hà Giang

Hưng Yên
Điện Biên
Vĩnh Phúc

TP Hải Phòng
TP Hải Phòng
Bình Dương
Kiên Giang
Bến Tre
Hải Dương


Hà Giang
Đồng Nai
Tuyên Quang
Tuyên Quang
Trương Thị Mai (UVTƯ)
Lâm Đồng
Bình Phước
Trà Vinh
Cà Mau


Bà Trương Thị Mai (UVTƯ), quê quán Quảng Bình, làm việc ở Hà Nội, ứng cử 4 nhiệm kỳ 4 nơi khác nhau, lần này ở Lâm Đồng, cách Hà Nội 1600 cs, vậy mà vẫn được 84, 38 % phiếu bầu.

Thử hỏi ở một nơi cách xa đơn vị mình đại diện hàng ngàn dặm như thế, không biết có bao giờ họ đi thăm dân cho biết sự tình không? Dĩ nhiên mọi chi phí di chuyển của họ đều được dự trù trong ngân sách, không kể lương bổng, ngân khoản này cũng là một gánh nặng lớn lao cho công quỹ. Đảng coi tiền của nhân dân đóng góp chẳng khác gì tiền chùa, họ tha hồ chia nhau hoang phí, nội chi phí xuất ra để đóng tuồng dân chủ giả hiệu (tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân) này đã mất 700 tỷ đồng, tương đương 34 triệu mỹ kim (theo thời giá là 20.500/ mỹ kim), bằng với ngân khoản dành cho việc dạy nghề năm 2007 (theo ngân sách Bộ giáo dục).

Nên chi có người đặt vất đề: “có nên thay đổi luật để hợp thức hóa vai trò của đảng và nhà nước trong Quốc hội, thay vì tổ chức bầu cử chỉ mang tính hình thức, vừa hạn chế tốn kém cho dân, giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước?” (Tin RFA 21-4-2011).

Người dân đã chán ngấy cái trò giễu dở này quá rồi, xin ghi lại vài ý kiến trên blog Nguyễn Xuân Diện ở trong nước:

- Nặc danh nói...

Tôi thì vẫn đang cầm thẻ cử tri, băn khoăn không biết có nên đi bầu ko nữa. Tham gia vở kịch đã mấy chục năm diễn đi diễn lại, thấy phí thời gian quá. Ở nhà lướt web thấy vui hơn

- Người dân nói...

Gạch hay không gạch thì cũng thế thôi, danh sách trúng cử đã có trước rồi cơ mà.

Lê Văn Tư

Không có nhận xét nào: