Thông báo số 2 của 42 công dân kêu gọi
Nhà nước tổ chức biểu tình
Photo courtesy of danlambao |
Tập thể bốn mươi hai nhân sĩ trí
thức, từng có văn thư đề nghị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biểu
tình chống Trung Quốc, vừa gởi thêm thông báo số 2 đến báo chí cũng như chính
quyền các cấp.
BS Huỳnh Tấn Mẫm (ngoài cùng bên
phải) trong lần biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/6/2011 tại Sài Gòn.
Thông báo viết rằng trong khi chờ
đợi văn bản trả lời của lãnh đạo thành phố mà nếu Trung Quốc tiếp tục khiêu
khích gây hấn thì mọi người sẽ có quyết định kịp thời để bày tỏ thái độ yêu
nước phù hợp của mình.
Thanh Trúc phỏng vấn một thành
viên trong nhóm, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, người đứng tên trong bản thông báo số 2
này:
Thanh Trúc: Thưa bác sĩ
Huỳnh Tấn Mẫm, ông là người soạn bản thông báo số 2 này cũng như là thay mặt
tập thể bốn mươi hai công dân, nhân sĩ trí thức, để gởi thông báo này phải
không?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Đúng ra
thông báo này là soạn tập thể chứ không phải cá nhân, ý kiến của anh em. Nhiều
anh em sửa đi sửa lại chứ không phải chỉ mình tôi soạn ra, nhưng mà trong đó có
phần đóng góp ý kiến quan trọng của tôi.
Chúng tôi gởi cho các báo trước,
sau đó rồi các anh em có gởi trên mạng, nhưng mà chủ yếu và trước hết là phải
gởi cho các báo dù cho các báo không đăng đi nữa chúng tôi cũng phải gởi. Thành
Ủy, Ủy Ban, Hội Đồng Nhân Dân đều có gởi.
Tôi gởi một cách công khai, không
có gì phải dấu diếm và sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai. Tại vì chúng tôi nghĩ
đây là phản ứng của dư luận quần chúng chứ không phải là một tổ chức bí mật,
không phải một tổ chức để mà trực diện với chính quyền. Chúng tôi chỉ là bức
xúc mà nói lên chuyện Trung Quốc xâm lấn Việt Nam.
Thanh Trúc: Xin ông
trình bày qua về bản thông báo số 2 này?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Nội dung
là yêu cầu chúng tôi gởi bằng văn bản thì phải trả lời bằng văn bản. Đó là cách
làm việc theo văn hóa. Người ta yêu cầu bằng văn bản thì phải trả lời bằng văn
bản. Đó là điều thứ nhất.
Thứ hai, chúng tôi muốn nói việc
số người được hỏi còn đa số còn lại thì không hỏi gì. Trong cách hỏi cũng làm
cho người ta khó hiểu, hỏi có phải đúng chữ ký không, ai đưa ký, ai soạn. Điều
đó để làm gì, đâu có ích lợi gì. Người ta là người lớn rồi, người ta ký vào
nghĩa là người ta chấp nhận, cớ gì phải hỏi những điều chi tiết như vậy. Có vẻ
tra hỏi thì cái đó không hay lắm.
Điều thứ ba, chúng tôi thấy thời
gian mà chúng tôi chờ đợi cũng phải có một thời gian nhất định nào đó, không để
lâu được và không thể kéo dài được. Nếu như có tình hình mới là Trung Quốc xâm
chiếm thêm nữa, có động thái thêm nữa ở biển Đông, thì dứt khoát là chúng tôi
phải có thái độ ngay lập tức, không chờ đợi nữa.
Vì nếu chờ đợi một thời gian mà không
được thì chúng tôi phải có một cách khác để hành động. Chuyện im lặng tôi thấy
là một điểu dở, tại sao ba tuần rồi mà không trả lời, đối xử với nhau như vậy
là không tốt. Tôi nghĩ phải đối xử với nhau tốt hơn, khi người ta hỏi thì mình
phải trả lời. Có thể trả lời là không đồng tình hoặc thế này thế khác nhưng mà
phải trả lời.
Thanh Trúc: Thông báo
số 2 được gởi ra ngày 15 tháng Tám 2012 nhưng các báo đã không đăng lại và chỉ
xuất hiện trên các blogs, các trang mạng xã hội mà thôi, ông nghĩ thế nào?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Chắc là
có sự kiểm duyệt nào đó, chắc có lịnh chỉ đạo nào đó của cấp trên, của Ban
Tuyên Huấn, của Trung Ương hoặc của Thành Ủy. Như hồi đó tới giờ chúng tôi có ý
kiến này ý kiến nọ nhưng mà có được đăng đâu. Điều đó cho thấy cũng là điều
không hay của cơ quan Tuyên Huấn của nhà nước, cơ quan Tuyên Huấn của đảng.
Nếu người ta nói mà mình không
được trả lời, nếu người ta nói mà mình không được thông tin, thì thông tin một
chiều đó chẳng ích lợi gì cả. Người dân không biết thì sẽ hiểu như thế nào đây?
Tại sao phải im lìm như vậy, tại sao phải nói là tàu lạ mà không nói thẳng là
tàu Trung Quốc? Tại sao không nói những điều mà Trung Quốc quấy phá chúng ta
một cách công khai trong đảng và trong nhân dân?
Một nhà nước có thực quyền thì
phải tỏ ý chí mạnh mẽ, chứ không để tình trạng úp mở làm người ta không hiểu gì
hết. Ngay cả trong đảng cũng không hiểu rồi nhân dân cũng không hiểu thì làm gì
mà thuyết phục được nhân dân. Làm sao thuyết phục được dư luận trong đảng chứ
đừng nói chi là dư luận quốc tế. Chúng tôi thấy đó là điều không hay, không tốt
và cần phải sửa chữa.
Trang mạng Bauxite với lời kêu
gọi Nhà nước tổ chức biểu tình. Screen captured by RFA.
Thanh Trúc: Thưa trong
một số đề nghị của tập thể bốn mươi hai công dân thì có một phần là “bày tỏ
lòng yêu nước của công dân là đa dạng như biểu tình, mít tinh, hội thảo trong
các cơ quan xí nghiệp, ra tuyên ngôn tuyên cáo vân vân… Phải chăng quí ông quan
niệm rằng một cuộc mít tinh năm trăm một ngàn người thì quan trọng hơn một cuộc
biểu tình chỉ có mấy chục người?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Theo
nhận định thì đảng và nhà nước rất lo lắng một cuộc biểu tình thì sẽ có sự phá
hoại hoặc có âm mưu gì đó. Vì lo ngại đó mà chúng tôi thấy rằng nếu biểu tình
không được thì mít tinh được không, hội thảo được không, ra tuyên ngôn tuyên
cáo được không?
Tất cả những cái chúng tôi biết
hiện nay là đảng và nhà nước cũng không dám làm gì hết. Điều đáng lo ngại ở chỗ
là dù cho có ra tuyên ngôn tuyên cáo của đoàn thể ban ngành, đoàn thể chính
quyền, hay là Mặt Trận… đều cũng không thể thực hiện được. Vì sao? Vì sự chỉ
đạo quá khắt khe đối với các tổ chức hay đoàn thể, cho nên họ không thể thực
hiện được những ước nguyện hay nguyện vọng của họ.
Tôi nói như vậy có nghĩa là gì?
Nghĩa là dù hình thức nào, từ nhỏ đến lớn, tôi thử coi chính quyền và cơ quan
Tuyên Huấn của đảng có dám thực hiện không, có dám chỉ đạo thực hiện không? Nếu
mà dám thực hiện thì đó là điều tốt. Nhưng mà tôi vẫn còn ngờ chuyện đó là khó
thực hiện lắm.
Thanh Trúc: Một lần nữa
xin cảm ơn bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm về thời giờ của ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét