Thủ tướng VN giao nhiệm vụ cho công an
Công an được cho là nòng cốt bảo vệ an ninh chính trị |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lực lượng công an dẹp bỏ âm mưu diễn biến hòa bình, chống lật đổ và ngăn chặn hình thành đối lập.
Ông thủ tướng vừa có mặt tại lễ khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 66 ở Hà Nội vào chiều thứ Ba 04/01.
Trong bài phát biểu chỉ đạo, ông Dũng nhấn mạnh một số "nhiệm vụ trọng yếu" của công an, trong đó đi đầu là việc công an phải "làm nòng cốt dẹp bỏ ngay các âm mưu diễn biến hòa bình".
Theo ông, "lực lượng công an phải nắm chắc tình hình, không để bị động bất ngờ" và "kiên quyết không để xảy ra khủng bố, gây rối, bạo loạn, lật đổ và hình thành các tổ chức đối lập".
Đây không phải lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu cao các yêu cầu về bảo vệ ổn định chính trị ở trong nước trước thềm Đại hội Đảng XI.
Mới hôm 30/12, ông có công điện hỏa tốc gửi Bộ Công an và các tỉnh thành, yêu cầu "bảo vệ tuyệt đối an toàn" cho Đại hội Đảng XI và Tết Nguyên đán Tân Mão.
Trước các hoạt động "chống phá của các thế lực thù địch", ông thủ tướng yêu cầu ngành công an đóng vai trò tham mưu tích cực nhằm "bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội", đồng thời giúp chính quyền "làm tốt công tác giải quyết khiếu kiện, tố cáo, nhất là khiếu kiện đông người".
Theo nội dung hội nghị công an toàn quốc được báo chí trong nước đăng tải, người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã khen ngợi ngành công an làm tốt công tác ổn định an ninh trật tự và bảo vệ tuyệt đối an toàn các hoạt động ngoại giao, lễ kỷ niệm tổ chức ở trong nước trong năm qua.
Năm 2010, tổng cộng 9 cán bộ, chiến sỹ công an đã thiệt mạng và 114 người khác bị thương khi làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng nhắc nhở ngành công an khắc phục những mặt còn tồn tại, yếu kém, "rà soát các khuôn khổ pháp luật liên quan, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hành lang pháp lý".
Ông cũng nói cần sẵn sàng để đối phó với các loại tội phạm mới.
Một khảo sát mới đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về tình trạng tham nhũng tại một số quốc gia cho hay trong các lĩnh vực bị cho là có tham nhũng ở Việt Nam, cảnh sát đứng đầu bảng.
Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 66 diễn ra trong hai ngày 04/01-05/01.
Công an viên đánh chết dân vì 'bức xúc'? |
Thời gian gần đây có nhiều thông tin về tình trạng bạo hành của công an
Công an Sóc Trăng khi điều tra vụ án Cố ý gây thương tích nói một công an viên đã đánh chết dân vì 'bức xúc' chuyện ông này bạo hành với mẹ đẻ.
Trước đó, ba công an viên đã bị đình chỉ công tác và khởi tố vụ án Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người vì liên quan cái chết của một người dân tại trụ sở công an.
Đó là ba cán bộ công an thị trấn Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), bao gồm thượng úy Võ Văn Út Đèo (Phó công an thị trấn), thượng sỹ Danh Nhãn và trung sỹ Trần Văn Khải.
Những người này đang bị điều tra nghi vấn gây ra cái chết cho ông Trần Văn Dữ (44 tuổi).
Nay cơ quan điều tra Công an Sóc Trăng được báo trong nước dẫn lời nói chỉ có một mình thượng sỹ Danh Nhãn "trực tiếp đánh ông Trần Văn Dữ".
Điều này cũng có nghĩa không thể xử lý hình sự hai công an viên còn lại.
Thượng tá Huỳnh Văn Mễn, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Sóc Trăng, được báo VnExpress dẫn lời nói thượng sỹ Nhãn vì "bức xúc trước hành vi đánh mẹ" gãy tay của ông Dữ nên đã đánh ông.
Do bị đánh trúng chỗ hiểm, ông Trần Văn Dữ đã bị trọng thương dẫn tới tử vong mà công an "không biết".
Bạo hành
Thượng tá Mễn cũng được dẫn lời nói "ông Dữ là người nghiện rượu, thường xuyên gây rối làm mất an ninh trật tự tại địa phương".
Được biết ông Dữ hôm 30/03 do nhậu say đã cãi cọ và dùng tay đánh mẹ ruột của ông.
Sau đó ông bị đưa về trụ sở công an thị trấn Ngã Năm để "làm việc".
Khoảng 11 giờ đêm cùng ngày, dân địa phương phát hiện ông Dữ nằm chết bên cạnh đồn công an. Khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị vỡ gan và lá lách, tụ máu bầm trong ổ bụng gây tử vong và bị thương nặng ở phía sau đầu.
Báo trong nước cũng nói tuy phát hiện ông gặp nạn, công an thị trấn đã không đưa ông đi cấp cứu.
Các vụ công an bạo hành dân được phản ánh nhiều trong thời gian gần đây.
Phúc trình nhân quyền mới đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói trong năm 2010 có chín người dân bị công an bạo hành đến chết.
Đa số các trường hợp công an viên không bị trừng phạt thích đáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét