Hồ Tuấn Hùng

Trích dịch Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo


Hồ Tuấn Hùng

Phần một: Vỡ tuồng trộm long tráo phượng
Chương một (từ trang 22-37)
Sự thật về cái chết của Hồ Chí Minh
Thân phận bí ẩn của Hồ Chí Minh


Để xác định về thân phận của Hồ Chí Minh là người Việt Nam Nguyễn Ái Quốc hay là Hồ Tập Chương người Đài Loan, mấu chốt quan trọng nhất trong việc này là có phải Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932 không? Và người tiếp tục Nguyễn Ái Quốc có phải là Hồ Tập Chương không?

Những nhà văn (sử gia) viết tiểu sử nghiên cứu về Hồ Chí Minh, tuy đối với những (sách vở) ghi chép về cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc sau năm 1932 rất ư ngờ vực, thậm chí nảy sinh hoài nghi về thân phận của ông. Song dù có nghi ngờ đến đâu đi nữa (các sử gia này) vẫn không có cách nào tiến thêm bước nữa trong việc xác thực cái chết của Nguyễn Ái Quốc, địa điểm chôn cất, mà ngay cả bối cảnh thân phận của Hồ Tập Chương người tiếp tục thay thế Nguyễn Ái Quốc ra sao đều mù mịt không biết. Do đó những học giả chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh cuối cùng chỉ đành chọn dùng những tư liệu của chính phủ Việt Nam như "Cuộc đời Hồ Chí Minh" (tựa tiếng Trung: HCM truyện, eng: HCM- a life) hay "Những tài liệu lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh" ..v..v... để hợp lí hóa rằng Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Bởi thế, càng truyền càng sai làm cho thân phận thực sự của Hồ Chí Minh và câu chuyện về cuộc đời của ông thật giả khó phân, để lại cho người đời quá nhiều điều bí ẩn và nghi hoặc.

Khi đã kiểm nghiệm sâu sát tận tường những ghi chép về cuộc đời Hồ Chí Minh từ 1933 đến 1945 thì có không ít chứng cứ nghịch lý với những sự thật đã xảy ra và (nhiều chứng cứ cho thấy) sự thật lịch sử về Hồ Chí Minh đã bị cắt xén bóp méo. Ví dụ như là (1) vào năm 1933, người từ Hạ Môn (Xiamen) đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa không hề phải là Nguyễn Ái Quốc mà là một người khác. (2) Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh mỗi người có những chuyện tình và hôn nhân khác nhau. (3) Tác phẩm Nhật ký trong tù không phải của Nguyễn Ái Quốc viết. ... tất cả đều rõ ràng dễ thấy, lại còn có nhiều Nguyễn Ái Quốc bị coi như là Hồ Chí Minh, sự thật được dẫn chứng không hề mâu thuẫn đủ để cho thấy Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc. Hai người vốn không là một. Do đó chứng thực Nguyễn Ái Quốc đã thật sự chết vào năm 1932. Đã chết rồi mà sống lại là do có người cố ý âm mưu bày trò "mượn xác hoàn hồn", "chuyển hoa ghép cây" (lật lờ đánh lận con đen).
 

Nguyễn Ái Quốc đã chết thật hay chết giả?

Nguyễn Ái Quốc có bệnh phổi lâu năm, vào tháng 6 năm 1931 bị cảnh sát HongKong bắt và chuyển đến bệnh viện của nhà tù để điều trị. Đầu năm 1932 có tin đồn bị mất tích tung ra từ Hồng Kông, khoảng tháng 7 tháng 8 giới truyền thông báo chí đưa tin bị chết vì bệnh ho lao. Những tin này rất phổ biến mà mọi người vào năm đó đều biết. Báo chí thời bấy giờ của Hồng Kông, Anh Quốc, Pháp và Nga Sô đều tung tin sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Singapore trở lại Hồng Kông không rõ nguyên nhân vì đâu mất tích rồi sau bệnh chết. Sinh viên Việt Nam ở Đại học Đông Phương Mạc Tư Khoa (Moscow) còn đặc biệt làm lễ truy điệu và tang lễ cho ông và đảng CS quốc tế phái cả người đến chia buồn. Trong tài liệu hồ sơ của NAQ năm 1933 của Cảnh sát an ninh Pháp cũng ghi rõ ràng NAQ bệnh chết đến nỗi 10 năm sau tình báo viên của Pháp báo cáo với chính phủ thực dân rằng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở biên giới Trung-Việt. Chính phủ trả lời: "Vô lí, cái thằng điên đưa tin bậy bạ, đầu thập niên 30 (1930) NAQ đã chết ở Hồng Kông rồi!"

Những tài liệu nguyên thuỷ về sự việc trên vẫn còn rành rành trước mắt và đều được báo chí thời đó ghi chép, là tư liệu lịch sử đầu tiên nắm giữ sự thật mà mọi người lúc ấy đều không nghi ngờ gì nữa. Trong vòng mười năm đó (1932-1941) Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn mất tích, không có một dấu vết gì trên "sân khấu lịch sử". Trong mười năm đó tất cả ghi chép về bất kỳ hoạt động nào của Nguyễn AQ đều là của một HCM tự xưng là Nguyễn ái Quốc. mà là những tư liệu được quay lại bổ túc thêm sau này.


HCMinh sau hơn 10 năm (xuất hiện trở lại) phủ nhận mình chết vì ho lao, biện minh rằng năm ấy vì phương tiện muốn đào vong nên cố ý ngụy tạo tin đã bệnh chết. Những cấp cao của đảng CS quốc tế, Trung Cộng và Việt Cộng một mặt toàn lực che đậy những hoạt động của HCM (Hồ tập chương) từ năm 1929 đến 1933, một mặt không ngừng truyền tin giả rằng HCM tức là Nguyến Ái Quốc để làm NAQ sống lại trên sân khấu lịch sử. Ví dụ vào năm 1933 vì để tạo ấn tượng giả rằng NAQ vẫn còn sống mà tung tin NAQ cùng với người bạn Pháp Paul Vaillant Couturier gặp gỡ nhau tại Thượng Hải với ý đồ muốn người đời tin là NAQ vào năm 1933 vẫn hoạt động ở Thượng Hải diễn thành màn "chuyển hoa ghép cây". Muời năm sau khi NAQ bệnh chết, ngày 6 tháng 6 năm 1941 Hồ Chí Minh lần đầu tiên xuất hiện công khai với tên NAQ phát biểu thư hiệu triệu toàn quốc đồng bào, kêu gọi nhân dân VN đứng lên cách mạng làm tròn nhiệm vụ xây dựng độc lập cho đất nước. Từ đó, NAQ vốn im lặng trong mười năm trường, đã bị thế nhân quên rồi trong ý thức chợt hồi sinh và xuất hiện trở lại trên sân khấu lịch sử. Và rồi HCM đem chuyện đời của mình những ngày tháng "chuyển hoa ghép cây" sau khi NAQ đã chết ngụy biện rằng: "Mùa xuân năm 1932 sau khi mất tích ở HongKong, trốn đến Hạ Môn dưỡng bịnh nửa năm. Đầu năm 1933 từ Hạ Môn đến Thượng Hải, cùng năm ấy mùa xuân từ Thượng Hải đến Mạc Tư Khoa." Từ ấy, ve sầu thoát xác tạo nên một HCM - tức là nhân sinh mới của NAQ.

Như cả đến sự thật NAQ bệnh chết, đã bị lịch sử giải thích là vì muốn tránh sự truy lùng của (cảnh sát) đặc vụ Pháp nên cố ý đưa tin giả. (Để rồi) cuối cùng dưới sự tuyên bố của cấp cao đảng CS quốc tế làm củng cố thêm hình ảnh"HCM tức là NAQ", đảng CS Trung Quốc và đảng CS Việt Nam đã tạo dựng thành công màn "NAQ chết đi sống lại" do đảng CS quốc tế đạo diễn. NAQ có thật sự chết vì bệnh lao không? Đảng CS Quốc tế có đạo diễn màn "chết đi sống lại" không? Xin mời mọi người cùng nhìn lại lịch sử năm xưa, nghe chứng cớ lịch sử phân trần để trả chân tướng lại cho lịch sử.

Tài liệu văn kiện Nguyễn Ái Quốc chết vì bịnh lao.

Thẩm phán Sophie Quinn có viết trong tác phẩm ‘HCM - những năm tháng mất tích 1919-1941’ đặc biệt trong chương 6 lấy thẳng chuyện HCM "chết ở HongKong và được chôn ở Mạc tư Khoa hay sao?" làm tựa, đưa ra nghi vấn đối với "điều bí ẩn trong sự sống và chết của HCM". Nghi vấn của thẩm phán Quinn có y cứ vào những thông tin từ báo chí truyền thông thời bấy giờ không rất không thể xác định được vì chẳng hề có tư liệu bằng chứng nào cả. Song, năm ấy thật sự có những tờ báo của đảng CS quốc tế, thay nhau loan bố tin NAQ chết vì lao phổi. Như là báo Chân Lí của đảng CS quốc tế, báo Nhân Đạo của đảng CS Pháp, báo Công nhân của đảng CS Anh quốc và nhóm sinh viên VN của đại học Đông Phương ở Mạc tư khoa còn cử hành lễ truy điệu NAQ từ trần, đảng CS quốc tế phái cả đại biểu đến chia buồn. 



Trang 74-75 trong sách "HCM tại TQ" của giáo sư sử học Đài Loan Tưởng Vĩnh Kính có chép:

Đầu năm 1932 Nguyễn Ái Quốc đến Singapore, lại bị chính quyền Anh bắt đưa về lại HongKong rồi từ đó mất tích, chính quyền Anh không hề nói ra tình trạng mất tích, Sau khi mất tích, báo chí khắp nơi loan bố NAQ bệnh phổi nặng và chết trong ngục. Những tờ báo này, bao gồm luôn cả báo của chính quyền Pháp Việt thực dân lúc bấy giờ, cùng với các cơ quan báo chí của các nước CS …(các tờ báo như trên) đều tuyên truyền NAQ đã bệnh chết …
 

Sách HCM Truyện (HCM - a Life) của giáo sư William Duiker trang 209 và 212 ghi:

Vào ngày 11 tháng 8 năm 1932 CS quốc tế trong tờ Công nhân nhật báo phát hành ở London loan tin NAQ đã chết trong tù. …… (xin phép lướt qua vì là dẫn chứng từ nhiều sách, dịch đại khái vài dẫn chứng thôi)



Bí mật về cái chết vì bệnh của NAQ

Tin bệnh chết của NAQ vì sao chỉ duy có các tờ báo của CS đưa tin? Vì sao sinh viên VN ở Mạc Tư Khoa lại làm tang lễ cho NAQ (mà không phải sinh viên Vn nước nào khác)? Và vì sao chuyện cách hơn mười năm sau HCM mới giải thích "cái chết của mình là chết giả, tin giả đó được tạo nên chỉ là vì để dễ dàng trốn thoát."?

Đầu năm 1932, NAQ mất tích ở Hongkong, bí mật đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa. Dọc đường bệnh tình thêm trầm trọng hơn, vào mùa thu 1932 bệnh chết ở Mạc Tư Khoa. Năm ấy, bí mật này chỉ có đảng CS quốc tế một mình biết được cho nên chỉ có báo chí của đảng CS báo tin NAQ bệnh lao phổi mà chết. Ngay khi NAQ chết, đảng CS quốc tế còn chưa quyết định HCM sẽ thay thế thân phận NAQ nên các báo của đảng CS quốc tế mới loan tin thật "NAQ bệnh ho lao chết, sinh viên Vn du học bên Nga cử hành tang lễ và lễ truy điệu cho NAQ tại Mạc Tư Khoa."

Ban đầu cái chết của NAQ sau khi được giới truyền thông loan tin rồi cũng "hạ màn", đối với quốc tế chẳng để lại dư âm gì réo rắt. Song liên lạc viên Hồ Tập Chương của đảng CS quốc tế ở Viễn đông cục vào năm 1933 từ Thưọng Hải đến Mạc Tư Khoa. Nhân vì nhiệm vụ công tác (của HTC) với NAQ rất trùng nhau, lại đã từng tham gia trong việc trù bị thành lập đảng CSVN. Đảng CS quốc tế mới yêu cầu HTC thay thế thân phận của NAQ, tiếp tục tham dự vận động giải phóng của đảng CSVN. Hồ Tập Chương với bí danh P.C Lin từng thọ 5 năm giáo dục cải tạo của đảng CS quốc tế, có bí danh Hồ Quang, Hồ Chí Minh lại từng hoạt động giữa biên giới TQ và Việt Nam. Vì (với thân phận như) thế mới có thể phá tan được nghi vấn đối với cái chết vì bệnh của NAQ và (phá tan nghi vấn đối) với sự nhận đồng thân phận (với NAQ) của HCM.

NAQ có phải vào mùa thu năm 1932 bệnh chết vì lao phổi không cứ phân tích tình huống chính ngay lúc ấy thì hầu như có thể xác định được vậy. Y cứ hồi kí của đảng viên Việt Cộng Lí Đức Phương: "Năm 1925-1927 NAQ ở Quảng Châu 900 ngày lao lực hơn bình thường, làm việc cả ngày lẫn đêm, đem chất lên ắt nhiều như núi, từ sáng 5 giờ làm đến 2 giờ khuya. Sức khoẻ không tốt, ho rất nhiều, có khi ho ra cả máu." Năm 1930 từ tháng 7 đến tháng 9 NAQ gửi 6 lá thư cho Viễn Đông Cục kể rõ việc mình bị hành bởi cơn bệnh lao phổi. Ông đem bệnh tình diễn tả như sau: "Phổi rất khó chịu, lại ho ra máu, thân thể rất là hư nhược mệt mỏi." Cuối tháng 11 năm 1931 NAQ viết thư gửi đồng chí Lam Đức Thư trong Liên minh thanh niên cách mạng rằng: "Thân thể tôi sức khoẻ đã đến hồi đáng ngại, thường xuyên ho ra máu. Cứ thế tiếp tục tôi e phải chết trong tù mất thôi." Năm 1932 tình báo của Anh Quốc Long Paul lúc dùng thủy phi cơ giúp đỡ NAQ trốn khỏi HongKong thấy: " NAQ rất yếu, chẳng ngừng ho hen, chừng như không còn đủ sức để nói chuyện." (1) [đoạn này tác giả có ghi chú thêm là tài liệu trong cuốn nhật ký của Paul Draken có để trong sách để người đọc tham khảo]

Những gì ghi trên đây đều là kể trước lúc NAQ từ Hongkong trốn đi Thượng Hải, với bệnh tình nghiêm trọng như thế kia khi phải trải qua bao gian khổ lúc đi thuyền, lúc đi thuỷ phi cơ liệu có thể chịu đựng được không? Huống hồ gì sau khi lên bờ, đảng Quốc dân ở Thượng Hải cùng với cảnh sát ở tô giới của Anh và Pháp như cọp chăm chăm canh chừng tất cả hoạt động của đảng CS, NAQ cũng sẽ tự nhiên không dám lộ mặt đi tìm nơi cứu chữa bệnh tình, chỉ có thể cố gắng chịu đựng đến Mạc Tư Khoa. Chuyện bệnh chết ở Mạc Tư Khoa là khá có thể vậy. Vì thế, báo chí của đảng CS các nước sau khi tờ báo Chân Lí của Liên bang Sô Viết đưa tin trước tiên thì đến tờ NHân Đạo của đảng CS Pháp, tờ Công nhân của đảng CS Anh thay phiên nhau liên tiếp trong tháng 7 tháng 8 năm 1932 báo tin NAQ chết vì bệnh lao phổi và du học sinh Vn tại Nga cử hành tang lễ cho NAQ. Theo đây suy luận "NAQ bệnh chết trên đường đến Mạc Tư Khoa và được mai táng ở Mạc Tư Khoa" thì có thể xác nhận là sự thật, tuyệt chẳng phải là cái chết giả như HCM biện minh đó chỉ là cái cớ để dễ bề đào vong thì có thể dễ dàng chôn vùi chân tướng của sự thật.
 

Sự sai lầm trong cách biện minh của HCM về cái chết vì bệnh của mình

Cách giải thích về cái chết của HCM có trái ngược nhau không? Có lúc nói "tin chết giả được tung ra là tin đồn của đương cục thực dân Pháp phát tán. Có khi lại bảo: "Luật sư Frank Loseby cố ý đưa tin NAQ chết là muốn tung hỏa mù để NAQ dễ dàng trốn thoát." Và rồi phiên bản tiếng Việt của HCM truyện hay HCM Biên Niên Tùng Thư biện minh về cái chết của NAQ trước sau khác nhau rất khó khiến người chấp nhận đó đồng với cách giải thích của HCM. (Sách nói) rằng: "Loan truyền tin đã chết là cớ để trốn khỏi HongKong." Và (sách ghi) đặc biệt HCM nói là: "Tin chết giả được phát tán là lời đồn của thực dân Pháp ý đồ muốn làm xuống tinh thần tranh đấu của dân chúng." Đây hầu như có điểm chẳng thông. Tin NAQ chết là được bắt đầu loan truyền vào mùa thu năm 1932 mà HCM nói lúc rời HongKong đến Hạ Môn là tháng 1 năm 1933. Thời gian cách nhau gần nửa năm, thật không đúng với kinh nghiệm và lý lẽ thường tình. Theo tình huống thật mà nói, bảo chết tạo hỏa mù để dễ trốn thoát thì thời gian tung tin giả và thời gian thật sự trốn thoát phải tiến hành cùng lúc thì mới phù hợp sự thật. Đằng này thời gian cách nhau gần nửa năm trời. Và càng vô lý hơn nữa là đến những 10 năm sau mới nói mình vẫn còn sống để nói rõ (nguyên nhân) tin tức đã tung ra từ 10 năm trước. Chưa chết mà cứ nói đã chết còn làm nhọc công mọi người lo lắng làm đám tang và mở lễ truy điệu cùng lúc với tổng thư ký Trần Phú khi ấy cũng vừa mất. Cách giải thích hoang đường và tức cười như thế không hợp với lý lẽ thông thường. Những lời biện minh ấy thật như là tự lấy đá ném chân mình. Mà nguyên nhân thật sự là HCM đang sử dụng mánh khoé lừa dối "mượn xác hoàn hồn", "chuyển hoa ghép cây". 



Hồ sơ ghi chép về bệnh tình của NAQ và HCM

Chủ tịch đoàn trung ương Việt Nam đặc biệt công bố: "Chủ tịch Hồ Chí Minh bệnh tim nghiêm trọng đã từ trần ngày 3 tháng 9 năm 1969 lúc 9 giờ 47 phút." Đây quả thật là một điều dối trá, tin Nguyễn Ái Quốc tháng 8 năm 1932 được truyền ra chết vì lao phổi nghiêm trọng, mà Hồ Chí Minh trong 37 năm sau không hề thấy có một ghi chép nào về sự điều trị bệnh tình ho lao rồi lại chết vì bệnh tim trầm trọng. Đây là một chuyện rất ư kỳ lạ! Để tìm giải thích hợp lí hơn, mùa hạ năm 1932 NAQ xác định chết vì bệnh lao, HCM tháng 9 năm 1969 chết vì bệnh tim, (tác giả) lấy năm 1933 làm thời gian phân điểm, nhìn rõ lại và so sánh hai thời gian trước và sau đã phát hiện ra quả nhiên tình trạng sức khoẻ được ghi chép không đồng, (tác giả) đặc biệt soạn ra bệnh sử ho lao của NAQ để độc giả tham khảo.

Hồ sơ bệnh sử ho lao của NAQ. (phần này xin dịch lướt vì tác giả trích dẫn từ nhiều sách khác nhau nói về tiến trình bệnh lao của NAQ)

1. tháng 1 năm 1920, có gián điệp với bí danh Phu Bay thuộc đặc vụ gián điệp Pháp tên Edouard báo cáo: "hai người NAQ và Phan Chu Trinh đều bị bệnh viêm khí quản và ho lao. Họ không thể tìm lại cuộc sống khoẻ khoắn và thoải mái." (Sách của Sophie Quinn - HCM những ngày tháng mất tích 1919-1941, trang 28)

2. lướt qua, cùng sách như trên (1), nói tháng 8 năm 1920 bị mụn nhọt bên vai phải làm trở ngại hoạt động chính trị, có được trị liệu.

3. đầu năm 1921 sau hội nghị Tours, NAQ chứng thực ông không chỉ quan tâm sự thành bại của việc cách mạng thế giới, mà còn quan tâm cả vận mệnh của quốc gia mình. Vào tháng 2 NAQ nghi là như mình bệnh phổi đã nằm viện trị liệu 1 thời gian. (trích từ "HCM truyện" - William Duiker, trang 173)

4. ……

5. ……6,7,8,9,10,11,12… đều trích dẫn từ các sách nói NAQ bị bệnh phổi hành hạ.

13. Cuối tháng 11 năm 1931 NAQ viết thư gửi đồng chí Lam Đức Thư trong Liên minh thanh niên cách mạng rằng: "Thân thể tôi sức khoẻ đã đến hồi đáng ngại, thường xuyên ho ra máu. Cứ thế tiếp tục tôi e phải chết trong tù mất thôi. Song tôi sẽ tiếp tục ở trên trời mà hoàn thành ý nguyện của mình. "(trích từ "HCM truyện" - William Duiker, trang 206)

14.,15,16,17,18 vẫn là những trích dẫn từ các sách nói về bệnh lao của NAQ

19. năm 1933 Hồ đến Mạc tư khoa, tình hình sức khoẻ lộ rõ rất tệ, bệnh phổi vẫn đeo mang, người rất ốm, sắc mặt trắng xám, đầu cạo trọc lóc, đôi khi ho sù sụ, trong đàm có máu. Do vì lúc ấy không có thuốc trị bệnh lao đặc biệt hiệu nghiệm nào, Hồ trị bằng phương pháp phải rất quy cũ trong sinh hoạt, nghiêm túc tuân thủ giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi đúng mực. Mỗi ngày sáng sớm thức dậy đều tập thể dục. Trong phòng của ông có quả tạ và dụng cụ thể thao tập ngực. (HCM tại TQ - Tưởng Vĩnh Kính, trang 82)

20. Cuối năm 1944 thiếu úy Lieutenant Shaw, mời HCM cùng đến Côn Minh. HCM cùng hai đồng chí trẻ lên đường. Ngang đến Di Lương (Yi Liang) bị bạn đồng hành lây bệnh cảm mạo, phải dừng lại Di Lương ngơi nghỉ vài hôm đợi khôi phục rồi mới một mình tiếp tục đuổi theo. (HCM truyện- William Duiker, trang 287)

21. Sau tháng 3 năm 1945 - ….. tại Đông Khê HCM bị sốt, lúc nóng lúc lạnh ….(Hồi ký cách mạng của Hoàng Văn Hoan, trang 180-181)

22. Tháng 7. 1945 Võ Nguyên Giáp thuật lại HCM trên đường về lại Trung Nam bán đảo, trở bệnh sốt cao, nằm hôn mê …. (HCM truyện - William Duiker, trang 301-302)

23. Năm 1950 sau khi Trung Cộng thống trị hoàn toàn TQ, tư liệu văn kiện của TQ cũng có ghi HCM nhiều lần sang trị bệnh, song không hề có ghi chép nào liên can đến trị liệu bệnh lao phổi.

Tổng kết lại những tư liệu tường thuật bệnh tình ở trên: theo những ghi chép trước năm 1933, bệnh sử của NAQ đều có liên hệ chặt chẽ đến bệnh lao phổi, rất phù hợp với sự thật NAQ bệnh mất vì ho lao vào mùa hạ năm 1932. Và sau 1933 hầu như không hề thấy một ghi chép nào nói HCM có bệnh lao phổi. Cuối cùng tháng 9 năm 1969 HCM lại chết vì bệnh tim suy kiệt mà không phải bệnh ho lao. Tuy nhiên ở điểm 19 ghi lúc HCM đến Mạc tư khoa sức khoẻ yếu kém, vẫn mang bệnh phổi, thỉng thoảng ho và trong đàm có máu. Song nguồn phần tư liệu này (của sách HCM tại TQ) lại là từ hồi kí của phó bộ trưởng bộ giáo dục của Bắc Việt Nguyễn Khánh Tuyền, mục đích là để HCM thuận lợi tiếp tục sự nghiệp cách mạng khiến VN độc lập của NAQ, cố ý đem chứng bệnh lao phổi vừa lấy mất sinh mạng của NAQ gán cho HCM. Cái ý đồ ghép bệnh sử ho lao để nối kết hai người là sai lầm (vì bệnh đã nặng vậy mà từ 1933 trở đi không có một ghi chép nào về bệnh ho lao gì nữa).

(từ trang 22-37, hết chương 1)



Ảnh hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương



(hình 1 và 2 từ trái sang phải)



(hình 3,4,5 và 6 từ trái dọc xuống và sang cột phải là hình 6 của HCM trước năm 1933, phần chú thích ở dưới)

(Trang 108)

[Theo tác giả]: Nếu từ diện mạo bên ngoài của bức ảnh để phân biệt thân phận của một người thì theo nhận xét chủ quan của cá nhân tôi, nhất là khi tấm ảnh cách nhau một hai thập kỷ, muốn phân biệt Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau thì có lẽ rất khó khăn, đặt biệt là khi người phương tây nhìn người phương đông càng không dễ dàng gì (thấy sự khác biệt). Khuôn mặt bề ngoài của một người dù theo thời gian có đổi thay nhiều đi chăng nữa nhưng hình dạng và đường cong của đôi tai tuyệt đối không dễ thay đổi. Riêng về các đường cong và phần trái tai của Nguyễn Ái Quôc và Hồ Chí Minh thổ lộ nhiều điểm khác nhau rất rõ ràng, và có thể dùng đó làm bằng chứng rằng hai người thân phận khác nhau. Mời độc giả xem kỷ và nhận dạng.

Tấm ảnh trong hồ sơ của Nguyễn Ái Quốc phía bên phải (William Duiker, Hồ Chí Minh truyện) chưa ghi rõ thời gian xuất xứ. Còn trong cuốn "Các nguyên thủ quốc gia nước ngoài tại Trung Quốc trong cuộc chiến chống Nhật" của sử gia Trung Quốc Tào Tấn Kiệt có ghi chú là ảnh chụp tại Quảng Châu vào mùa xuân năm 1925. Tấm ảnh này cùng với tấm ảnh của Hồ Tập Chương phía bên trái thường xuyên xuất hiện bên nhau để hỗ trợ cho sự liên kết diện mạo bên ngoài của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương). Như hình trên: bên trái là Nguyễn Ái Quốc, bên phải là Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) [hình trang 109 đầu tiên trong entry này]. Người viết cho rằng tấm ảnh này của Nguyễn Ái Quốc thật ra là tấm ảnh giả, đặc biệt là tai bên trái sự sai lệch rất rõ ràng. Vì ý đồ muốn tạo sự liên kết giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (để cho thấy hai người) là một nên mượn dùng tấm ảnh của Hồ Tập Chương chụp tại Mạc Tư Khoa năm 1934. Song qua sự đối chiếu so sánh từ nhiều tấm ảnh của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) thấy được hai người diện mạo bên ngoài có nhiều khác biệt. (coi hình 1 và 2 + chú thích)
 

Chú thích hình ảnh trang 109, 110

1. Bức ảnh này được chụp ở Pháp, 1923, sách về HCM của William J. Duiker

2. Như trên tại Liên bang Nga Sô

3. Tấm này có nghi vấn, không ghi chú thời gian xuất xứ. do William chụp

4. Tấm ảnh này của NAQ chụp lại từ Viện triển lãm HCM tại VN

5. Tranh vẽ của thân phụ của NAQ - Nguyễn Sinh Huy - từ cuốn Cuộc đời HCM của William J. Duiker.

6. Tấm ảnh này chụp tại Liên bang Nga Sô năm 1924 từ sách HCM những năm tháng mất tích 1919-1941 (HCM the missing year 1919-1941) của thẩm phán Sophie Quinn.



(hình HCM sau năm 1933, hình 1,2,3 và 4 từ cột trái dọc xuống rồi sang phải)

Trang 111

1. Tấm ảnh này từ sách của William J. Duiker, HCM chụp tại Mạc tư khoa năm 1934.

2. Ảnh Thân phụ của Hồ Tập Chương, Hồ Dần Lượng (do người nhà cung cấp)

3. Ảnh này do Andred Roth chụp tại Bắc Việt năm 1946, trong sách Tân Việt Nam.

4. Ảnh này chụp tại Bắc Việt năm 1954 trong sách "Vĩ nhân chính trị khai sáng thời đại - HCM, bản tiếng Trung. 
 

Blacky & nhi

ps. Hai câu dưới đây là thông tin nhi trích thêm để mọi người biết xíu xiu về tuổi tác HTC với NAQ.

(Trang 100) - Hồ Tập Chương sinh năm 1901 (năm Minh Trị thứ 34 của Đài Loan) ngày 11 tháng 10 âm lịch. (Trang 103) Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (hai người cách nhau 11 tuổi)

ps2. xin lưu ý, sách dày 341 trang, entry này chỉ là trích dịch, còn rất nhiều vấn đề về thân phận của Hồ Tập Chương, con đường hoạt động cách mạng, khả năng ngôn ngữ, hôn nhân tình ái ..vv.. mà chúng tôi chưa thể dịch hết, mọi phán xét về sự thật cũng như bình luận xin nhường lại cho người đọc.

1 nhận xét:

Unknown nói...

Người Việt nói chung luôn bị người Tàu lừa gạt trong mọi lĩnh vực cho đến tận bây giờ từ trong cho đến ngoài nước. Tại sao khi tiếp cận thông tin mới không suy nghĩ và hiểu vấn đề bằng chính cái đầu của mình? Khi xem đoạn clip “Hồ Chí Minh đội lốt Nguyễn Ái Quốc?” ở trên youtube.com( http://www.youtube.com/watch?v=7hd2Gsn5AZk ) thấy cách so sánh hồ đồ quá! Người ta lấy ảnh không rõ ràng được cho là của Nguyễn Sinh Cung rồi so sánh với các ảnh của Hồ Chí Minh rồi đưa ra kết luận Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc thì thật là buồn cười quá. Trong đoạn clip đó cũng có thẻ tham gia đại hội QTCS năm 1924 của Nguyễn Ái Quốc, sao không lấy ảnh này mà so sánh? Ai quan tâm xin mời tự làm phép so sánh tấm hình của Nguyễn Ái Quốc trên thẻ đó với các hình của Hồ Chí Minh cũng có trên clip đó rồi tự đưa ra kết luận cho bản thân mình, tránh hiểu sai sự thật của lịch sử! Đừng để người Tàu lừa gạt dân Việt mãi.