Văn Giang: “Bao nhiêu lợi quyền
thoắt qua tay… người !”
“Những chiến binh cánhđồng Văn Giang sáng 24 – 4 -2012 |
Tôi không phải là đảng viên, chưa một lần vung
nắm tay thề trước cờ liềm búa, nhưng mỗi lần nghe bài hát Quốc tế ca, nhất là
mỗi lần nghe câu “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình…” là một lần
tôi thấy trong lòng biết bao những xốn xang khó tả, cứ như là
mình đang hoà nhịp bước cùng những người vô sản cần lao trên khắp hoàn cầu này đang băng đến chân trời rực hồng của xã hội tương lai, thiên đường cộng sản. Không phải chỉ một mình tôi, nhiều người thuộc thế hệ tôi, bạn bè tôi, học trò tôi cũng nói như vậy.
Nhưng kể từ khi xảy ra sự kiện Tiên Lãng – Hải
Phòng và sau đó là sự kiện Văn Giang – Hưng Yên ngày 24-4-2012, phải chứng kiến
cảnh hàng nghìn cảnh sát với súng ống, dùi cui, lựu đạn cay, khiên che mộc đỡ,
cùng không ít đầu gấu với băng đỏ đeo tay dàn hàng ngang trên cánh đồng Xuân
Quan để trấn áp vài ba trăm nông dân, nhằm cưỡng đoạt 70 ha đất đai của họ cho các
đại gia, tỉ phú xanh, tỉ phú đỏ trong dự án khu đô thị sinh thái hiện đại mang
tên Ecopark, thì trong tôi còn lại chỉ là những hoang tàn của sự sụp đổ.
Trong mịt mờ sương khói từ những đống lửa của
người nông dân Văn Giang thức trắng đêm giữ đất… đoàn quân trang bị như những
lính La Mã thời cổ
đại đó đi đến đâu người dân Văn Giang tay không tan vỡ đến đấy trong những
tiếng kêu la, than khóc và nguyền rủa. Những tấm hình ghi lại hình ảnh này mãi
mãi là những chứng tích đắt giá cho ngày mà người nông dân Văn Giang – Hưng Yên
bị phản bội một cách trắng trợn nhất. Xin hỏi, giờ đây có người dân Văn Giang
nào lại không cay đắng khi hát câu “…Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình
!” …và có người Việt Nam nào còn đủ niềm tin, sự mê say để hát câu L’internationale
sẽ là xã hội tương lai…” nữa đây, thưa các ngài bí thư đảng của Tỉnh Hưng
Yên, Huyện Văn Giang, và cả ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Trong các bài viết về cưỡng chế đất ở Văn Giang,
tôi thấy ấn tượng nhất là bài viết của nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn
Thị Hồng Ngát viết về cuộc đối thoại của chị với đương kim Bí thư huyện uỷ Văn
Giang. Ông vua này nguyên là Phó Bí thư kiêm Phó Chủ tịch Văn Giang ngày em
trai của chị Ngát làm Bí thư kiêm Chủ tịch Huyện này và ông này cũng chính là
một trong các tác giả cuộc cưỡng chế vừa xẩy ra. Tôi đã ghi lại cuộc đối thoại
đó và mang đến chia sẻ cùng Đại tá Lê
H ồng Hà, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An, Nguyên uỷ viên
đảng đoàn Bộ công an, nhà bình luận nổi tiếng các vấn đề chính trị xã hội Việt
Nam…để cùng chia sẻ.
- Chị Nguyễn Thị Hồng Ngát hỏi: “Ngày 24 – 4 … sao lại như thế ?”
- Bí thư kiêm Chủ tịch Văn giang đáp: “Vì đổi dự án lấy hạ tầng, người ta đã chi 1500 tỷ làm đường xá, nay đến lúc phải giải toả để trả đất cho người ta” . 1720 hộ đã nhận đền bù từ những năm trước rồi, chỉ còn 166 hộ thôi. Bên cạnh sự đền bù (135.000đ/m2 chứ không phải100.000Đ), còn có nhiều chính sách hỗ trợ khác: cho mua căn hộ, cho con em đi học, đi lao động nước ngoài, bù tiền dỡ bỏ…”
- …hỏi: Tỉnh có công bố những ưu đãi này với các báo lề phải không? Sao chả thấy báo nào viết cả ?
- …đáp: “Có công bố. Họ có viết hay không cũng không biết nữa.”
- …hỏi: “135000Đ/ m2 là quá rẻ!”
- …đáp: “Do quy định của chính phủ ngày đó như thế”.
- …hỏi: “Để giải toả ngần ấy ha đất, làm gì phải huy động nhiều công an thế, làm ai nhìn thấy cũng nản, cũng đau lòng.”
- …đáp : “Chị không biết chứ dân cũng ghê lắm, toàn ném chai xăng với gạch bẻ đôi, vỡ cả lá chắn, toé cả máu tay công an đấy”.
- …hỏi: “… phía này thì bảo công an ghê, phía kia thì bảo nhân dân gớm. Nhưng, nhân dân có gớm gì đi nữa thì mọi người vẫn đứng về phía họ. Bởi họ chẳng có gì ngoài mảnh đất để mưu sinh. Giờ đây mất đất lấy gì để sinh sống? Dư luận thời nào thì cũng chỉ thương người nghèo, người bị thiệt thòi chứ chẳng ai thương người giàu bao giờ. Năm 2003, dự án Ecopark xuất phát điểm từ đâu ra thế?
- …đáp: Từ trên chính phủ. Chính phủ về thăm và gợi ý Văn Giang là nơi lý tưởng làm khu đô thị sinh thái….
- …hỏi: Cả huyện Văn Giang quê mình sẽ là khu đô thị cấp 4. Từ nay nông dân sẽ trở thành thị dân ! Ôi…Quả là một giấc mơ lãng mạn…!
- …đáp:………
Đại tá Lê
H ồng Hà bảo:
“Giữa lúc đại đa số các nhà văn, nhà thơ là
trùm chăn, là thúc thủ thì cuộc đối thoại vừa rồi, lại là đối thoại của một nhà
văn, nhà thơ nữ với ông vua của Văn Giang khá là ấn tượng đấy. Về phản ứng của
giới lý luận… tôi đánh giá cao bài viết của các ông Nguyễn Trung, Lê Hi ếu Đằng, LS Trần Vũ Hải. Tôi
cũng đánh giá cao những hoạt động dấn thân của bà Lê Hi ền Đức… đặc biệt là “Tuyên Bố
về sự kiện Văn Giang” của Giáo sư người đứng đầu trang mạng Bauxite nổi tiếng
Nguyễn Huệ Chi với nhiều ngàn chữ ký, trong đó tôi thấy cả chữ ký rất sớm của
Nguyễn Thượng Long. Còn phản ứng của báo chí lề phải – lề đảng thì quá
buồn, trừ tờ Người Cao Tu ổi…
còn lại là im lặng hết, im lặng cả khi đồng nghiệp của mình bị công an đánh như
đánh chó tại hiện trường”
Tôi đỡ lời Đại tá Lê H ồng Hà, người thầy của không ít những thủ trưởng
của các “chiến binh La Mã ”
trên cánh đồng Xuân Quan hôm 24-4 rằng, trong con mắt của nhân dân, ban lãnh
đạo Hà Nội, VTV, Hà Nội Mới, kể cả hơn 700 tờ báo lề phải… đã mất điểm nghiêm
trọng ngay sau những đợt ra tay hết sức thô bạo với các vị Nhân Sĩ, Trí Thức và
sinh viên yêu nước tham gia biểu tình phản đối Trung Qu ốc từ 2011 chứ không
phải chờ đến vụ Tiên Lãng và vụ Văn Giang hôm nay.
Sự kiện VTV và Hà Nội Mới vừa rồi mở hết công
suất cho chiến dịch phỉ báng Bùi Thị Minh Hằng chưa xong thì lại bất ngờ phải
thả cô ra trong tình cảnh phải còng tay, xích chân trong ô tô, không dám đi máy
bay dù đã đặt chỗ… nói lên sự yếu kém, lúng túng đến thế nào của ban lãnh đạo
Hà Nội. Xung quanh sự kiện Bùi Thị Minh Hằng, họ quá thiếu sự lịch lãm, quá
thiếu chính nghĩa để đọ sức với áp lực của Nhân Sĩ, Trí Thức trong và ngoài
nước, đặc biệt là tiếng nói bênh vực cô của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Việc cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, một lão thành 96 tuổi
đời, trọn đời cống hiến cho tiến bộ xã hội mà lại bị hạ xuống hàng là “Con Rối”
của Nhà Chi – Nhà Diện… chứng tỏ sự bối rối đã dẫn đến những lầm lẫn nghiêm
trọng đến thế nào, cùng lúc đó là vụ xử các Bloger Điếu Cày, Tạ Phong Tần,
Nguyễn Văn Hải… phải hoãn đi hoãn lại biết bao lần, nay là hoãn vô thời hạn… đã
chỉ ra một thực trạng không thể chối cãi là ban lãnh đạo Việt Nam quá lúng túng
trước áp lực của quốc tế.
Chờ cho bản đại hợp xướng là tiếng ve râm ran
Đường Ngô Quyền Hà Nội ngớt đi, Đại tá Lê Hông Hà trầm ngâm nói:
“Không hiểu sao đến thế này mà ông Nguyễn Phú
Trọng vẫn chưa có tiếng nói nào. Đảng, chính là cội nguồn của cả thành công và
cả thất bại. Với nhiệm vụ giải phóng đất nước, Đảng đang sở hữu không ít những
bản hùng ca, còn trong nhiệm vụ xây dựng đất nước, kiến lập xã hội mới… Đảng
chỉ tạo ra những bản bi ca, ai oán ca của những thất bại. Đảng có quá nhiều sai
lầm: Cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh sau 1954 ở
miền Bắc và sau 30-4 ở miền Nam, đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm và xét lại chống
đảng, thời kỳ quá độ lên CNXH, Kinh tế thị trường gắn với định hướng XHCN… kể
cả đến lúc này Đảng vẫn kiên định đường lối Mác – Lê, coi những giáo lý đó như
một thứ “Quốc Đạo”, bắt buộc toàn dân phải theo… đã làm niềm tin của dân chúng
với đảng bị xói mòn nghiêm trọng. Mọi người đang nhìn nhau mà ngao ngán khi
nghe ông Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương V với lời cảnh báo:
“Việt Nam không chủ trương phải tam quyền phân lập”. Vậy thì việc sẽ còn có
nhiều Tiên Lãng nữa, nhiều Văn Giang nữa đã được ông Trọng nói trước rồi”.
Cuộc nói chuyện giữa tôi với Đại tá công an Lê H ồng Hà không thể kéo dài hơn,
tôi chia tay ông với lời than thở:
“ Thưa Đại tá, sự kiện Văn Giang là một biến cố
quá dữ dội, nó mang đến những giải đáp hết sức bất ngờ. Trước hết câu hỏi có
tính thời đại: “Ai chỉ tay? Ai ra tay? Ai vỗ tay ?, Ai khoanh tay?, Ai còng
tay? Và ai sẽ trắng tay?”...đã có trả lời chính xác rồi. Đã qua rồi cái
thời cái gì cũng là “Của Dân – Do Dân – Vì Dân !”, có lẽ người Việt Nam hôm nay
phải quen dần đi với những tín điều mới của thời đại: “Mọi thứ là của Đảng, của Tư Bản Đỏ” và cũng “Xưa”
rồi “Diễm” cái gọi là “Liên Minh Công Nông” là động lực của cách mạng”.
Đại tá Lê
H ồng Hà chia tay tôi với lời nhắc nhở:
“Những ai còn ưu thời mẫn thế, còn thao thức
trước những gì thuộc về cõi nhân luân dâu bể này, còn biết đau đớn trước những
lợi quyền của người dân nước mình, đồng bào mình đang bị cưỡng đoạt… hãy theo
sát tình hình để giúp đỡ mọi người cùng hướng tới những điều tốt đẹp”.
***
Giữa dòng xe cộ đang cuống quýt tranh giành nhau
từng mét đường từng thước đất để vượt lên phía trước… tôi hiện diện như một kẻ
lạc loài. Tôi đã từng chết lặng giữa đường phố khi chứng kiến, chỉ vì không
nhường nhau một bánh xe lúc tắc đường mà đã có người phải bỏ mạng. Không biết
có bao nhiêu người trong những người này biết đến những biến cố đã xảy ra ở
Tiên Lãng, ở Văn Giang? Thực ra câu hỏi này cũng không quan trọng bằng câu: Nếu
biết… thì lòng trắc ẩn của những người đó có một chút nào lay động, có dám dũng
cảm bênh vực những người nông dân thân cô thế cô ở Văn Giang bị cướp trắng tay
rồi không? Hay họ sẽ lại nói như vẹt về những gì mà họ nghe được từ truyền
thông lề phải? Là người viết báo lại chọn “Lề Trái” mà dấn thân, tôi đã từng có
những phỏng vấn nhiều người mà tôi đã gặp và tôi không hề thấy bất ngờ khi…
- Hỏi: Thưa anh! Anh có biết Vi Đức Hồi là ai không?
- Trả lời: Có biết, anh ta đã làm ra, lưu giữ và tán phát các tài liệu có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Hỏi: Thưa bác! Bác có biết gì về Cù Huy Hà Vũ không?
- Trả lời: Làm gì mà chẳng biết, ông ta là người của các thế lực thù địch. Ông ta chẳng ra gì…
- Hỏi: Bạn có biết Đoàn Văn Vươn là ai không?
- Trả Lời: Biết chứ, anh ta là một Giang Hồ Đất Cảng!…
- Hỏi: Thưa chị, chị có biết Madam Bùi Thị Minh Hằng là ai không?
- Trả Lời: Ồ…quá biết…! Đó là một quý bà xã hội đen! Một người đàn bà đẹp nhưng hư hỏng….
- Hỏi: Bạn trẻ nghĩ gì về Trịnh Công Sơn?
- Trả lời: Ông ta là một kẻ trốn lính, là kẻ chẳng ra gì, xách dép cho Việt Khang. (!?)
- Hỏi: Thưa ông! Ông có biết cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là ai không?
- Trả lời: Ồ … có biết. Nghe Biên Cương và Đông La nói, ông ta là một “Con Rối” của Huệ Chi và Xuân Diện.
Bạn có buồn không trước những trả
lời như thế? Tôi bảo: Có gì mà phải buồn nhỉ! Cuộc sống vốn dĩ là vậy, mà lại
là cuộc sống của người Việt Nam thời của “16 chữ vàng khè và 4 tốt đểu”, của
những con người đang trầm uất đi vì tiền bạc, vì công danh, vì cả hận thù… nên
nó là thế đấy. Nhưng, công bằng mà nói, vẫn có những biểu tượng, những giá trị
vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt đấy chứ. Sau hơn 700 năm, người đời chưa quên vết
nhọ loạn luân trong dòng họ nhà Trần, thì đến nay, chiến công ba lần đại thắng
quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần làm sao mà có thể phủ nhận được, làm sao
có thể báng bổ được khi hào khí Đông A đã trở thành biểu tượng của khí phách
Đại Cồ Việt trước thiên triều Bắc Quốc! Phàm những giá trị nào đã thành biểu
tượng thì mọi nỗ lực làm méo mó, bôi nhọ nó, phủ nhận nó là vô nghĩa, là tự bôi
nhọ mình, tự phủ nhận mình.
Người Việt Nam hôm nay yêu nước thì nhiều vô kể,
nhưng yêu nước mà đạt tầm vóc của một biểu tượng thì đâu có nhiều. Hỏi rằng, ai
sẽ là biểu tượng của 11 cuộc biểu tình khẳng định “Hoàng
Sa và Trường Sa là của Việt Nam” trong năm 2011? Chắc chắn người đó
phải là Bùi Thị Minh Hằng dù cho tiền vận, hậu vận của cô có sóng gió đến thế
nào.
Hỏi rằng, biểu tượng của sự sợ hãi trước “Người
hàng xóm to tổ bố” ở phía Bắc là cái gì? Xin thưa, đó chính là sự tôn vinh “16
chữ vàng giả” và “4 tốt dỏm” là cho con cháu mình vẫy “cờ 6 sao” đón quan thái
thú Tập Cận Bình chứ còn gì nữa.
Hỏi rằng, trong hàng ngũ các bậc lão thành cách
mạng ai sẽ là biểu tượng của tinh thần kiên định tranh đấu chống lại những chủ
trương đường lối sai lầm? Người trung thực và công bằng nào mà chẳng nhớ đến Cụ
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, chẳng nhớ đến Nhạc sĩ Tô Hải.
Hỏi rằng, quá trình hô biến những “Bờ Xôi – Ruộng
Mật” thành đất thổ cư, mở ví cho nông dân chỉ 100000đ đến 135000đ/m2 nay mai sẽ
thành nhiều chục triệu đ/1m2… nơi nào sẽ là “Biểu Tượng”? Xin trả lời, nơi đó
là Tiên Lãng – Hải Phòng, là Văn Giang – Hưng Yên chứ còn nơi nào nữa! Mới
phong phanh, Nhật Bản sẽ xây dựng sân bay quốc tế ở Tiên Lãng… thế là Đoàn Văn
Vươn tan đời! Văn Giang sẽ là đô thị cấp 4 thế là nông dân Văn Giang bị đánh
cho “lên bờ mất ruộng”. Hoá ra vật hy sinh dễ nhất, vứt đi nhanh nhất… chính là
quyền lợi của người dân.
Năm xưa, đã có những giọt nước mắt nào dành cho
những con người “Thóc không thiếu một cân – Quân không thiếu một người!”, những
con người sẵn sàng “Xe chưa qua thì nhà không tiếc!” và những bàn tay lão nông
tri điền nào đã góp sức để Văn Giang trở thành vùng lúa có năng suất cao, sản
lượng cao, góp phần để Việt Nam soán ngôi thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúa, mà
nay thế thái nhân tình lại bạc bẽo như thế này, người Văn Giang liệu có còn tin
được vào những giọt nước mắt? Vậy mà, trước giờ “G”, con cháu của những người
nông dân năm xưa vẫn bình tĩnh bảo nhau tháo bỏ đi kíp nổ đã gắn bên những quả
bom ga, bom xăng để tránh thương vong cho những “Chiến Binh La Mã ” đi cưỡng chế đất đai của họ
và cũng dễ hiểu thôi khi những quả lựu đạn cay của đám “Chiến Binh La Mã ” ném đi, có những quả đã cố
ý không tháo chốt. (!?)
Để khép lại những trang viết muộn màng này, xin
hỏi những “Chiến Binh La Mã ”,
thế chính quyền các cấp của Hưng Yên và Ecopark đã phong bì cho các quý vị bao
nhiêu trong trận dàn quân như vậy? Số tiền đó liệu có làm dịu đi nỗi đau nhân
cách, nỗi đau lương tâm của quý vị lúc bất ngờ thấy bàn tay mình bỗng mọc dài
là những lông lá và móng vuốt để cào cấu vào da thịt đồng bào Văn Giang?
Xin hỏi những vị trong “Nhóm Lợi Ích” đang nằm từ
cơ sở cho tới trung ương… những gì mà Ecopark sẽ đem lại cho quý vị, lại quả
cho quý vị, ăn chia cùng quý vị… liệu có phải tẩy rửa trước khi quý vị cất vào
két, vào tủ, hay ban phát cho người thân, cho bồ nhí, cho con cháu quý vị… Và
cũng xin hỏi, số tiền đó, tài sản đó quý vị có kê khai trong đợt “Chỉnh Đốn” mà
ông Nguyễn Phú Trọng mới phát động ?
Xin hỏi các nhà văn, nhà thơ, nhà báo “Lề Phải”…
làm sao mà các quý vị lại vô cảm đến thế trước nỗi đau của nhân dân Văn Giang,
im lặng ngay cả khi đồng nghiệp của quý vị bị người ta đánh như đánh chó dại
giữa trận cưỡng chiếm đất Văn Giang mặc dù các đồng nghiệp đó đã lớn tiếng khẩn
cầu: “Chúng tôi là nhà báo! Chúng tôi đang tác nghiệp hợp pháp! Xin đừng đánh
nữa…!”.
“Đây là tiếng nói
Việt Nam, phát thanh từ Văn Giang: “Xin đừng đánh nữa…!”
Ngày 24-4-2012, hàng nghìn công an trong trang bị
như những “Chiến Binh La Mã ”
đã đánh tan tác, đánh bật vài ba trăm nông dân mà đa số là phụ nữ, người già và
trẻ con tay không một tấc sắt ra khỏi ruộng đồng từ ngàn đời là của họ. Nay
mai, trên mảnh đất thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của người Văn
Giang, sẽ mọc lên một thứ “Thiên Đường” hạ giới dành cho các đại gia, các ngài
tư bản đỏ ở đâu đâu tìm đến. Đây mới là những người sẽ hát vang lời ca: “Bao
nhiêu lợi quyền đã trao tay mình…!”.
Hai mươi năm trước, không biết điều gì đã đến mà
nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lại viết những dòng xót xa như thế này về cố hương
của ông, mảnh đất đó cũng có gì đó na ná như Văn Giang hôm nay:
… “Tôi hát bài hát về cố hương tôi,
Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó.
Nó không tiêu tan
Nó thành con giun đất,
Bò âm thầm dưới vại nước bờ ao,
Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ,
Bò qua bãi tha ma người làng
chết đói.
Đất đùn lên máu chẩy ròng ròng…”
Không biết những dòng chữ này có làm những người
chiến thắng trên cánh đồng Văn Giang và những ai đã và sẽ thụ lộc từ những
chiến thắng đó, kể cả những cư dân của Ecopark nay mai không biết họ có mất ngủ
không nhỉ? Phần tôi, nếu tôi là một tỉ phú, tôi không thể sống bình an và thanh
thản được trên mảnh đất đã thấm đẫm những niềm đau như vậy.
Tôi nghĩ, một khi không hài hoà được lợi ích giữa
người nông dân với lợi ích của dự án lấy đất cùng những người ăn theo dự án,
một khi luật đất đai không phát huy được tác dụng tích cực của nó, một khi
quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân không được coi trọng… thì sẽ còn rất
nhiều những vụ như Tiên Lãng – Hải Phòng, Văn Giang – Hưng Yên và gần đây hơn
là vụ Vụ Bản – Nam Định. Những lúng túng và sai lầm qua những vụ cưỡng chế đất
gần đây đã để lại những dư âm rất xấu cho chế độ, đồng thời cũng bộc lộ một
hiện thực không thể che đậy, không thể biện minh: Ban lãnh đạo Việt Nam, họ là
những người không hề “CỦA DÂN” – không “DO DÂN” bầu ra – nên họ cũng không hề
“VÌ DÂN”. Những người bạn học của tôi ở “Thứ Nhất Kinh Kỳ – Thứ Nhì Phố Hiến”
mà tôi mới gặp trong những ngày vừa qua cũng nói với tôi những điều như vậy./.
Hà Đông Tháng 5 – 2012
N. T. L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét