Người Buôn Gió

Tết trong tù với các anh
Người Buôn Gió, Dân Làm Báo, Nguyễn Dư, Mai Vân
Người Buôn Gió - Biết điều kiện sống trong tù mới thấy các anh là người can đảm, sự can đảm ở trong tù không phải là sự can đảm một lúc như kiểu người lính xông vào làn đạn, không phải là kiểu mà chú lính cứu hỏa lao vào biển lửa chữa cháy. Trong tù sự can đảm phải bền bỉ, vì những thứ tấn công người tù không nhất thời như trận chiến, đám cháy, mà nó âm ỉ tấn công người tù hàng ngày, hàng giờ trong bữa ăn nguội lạnh thiếu chất hay trong đêm đông giá buốt thấu xương…
Trong tù giam cứu và tù cải tạo đón Tết khác nhau rất nhiều.

TT Nguyễn Tấn Dũng

 Thủ tướng VN giao nhiệm vụ cho công an
Công an được cho là nòng cốt bảo vệ an ninh chính trị
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lực lượng công an dẹp bỏ âm mưu diễn biến hòa bình, chống lật đổ và ngăn chặn hình thành đối lập.
Ông thủ tướng vừa có mặt tại lễ khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 66 ở Hà Nội vào chiều thứ Ba 04/01.
Trong bài phát biểu chỉ đạo, ông Dũng nhấn mạnh một số "nhiệm vụ trọng yếu" của công an, trong đó đi đầu là việc công an phải "làm nòng cốt dẹp bỏ ngay các âm mưu diễn biến hòa bình".

Thanh Phương

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã có đơn kháng cáo

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên xử (ảnh Reuters)
Hôm nay là đúng 15 ngày kể từ sau phiên xử sơ thẩm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4. Theo luật định, trong thời hạn 15 ngày này, bị cáo có quyền làm đơn kháng cáo. Theo lời của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đơn kháng cáo này ông đã gởi từ trại giam cách đây ít nhất 10 ngày và tòa án đã nhận được.
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 vừa qua, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên phạt ông Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù và 3 năm quản chế với tội danh « truyền truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », do ông đã có những bài viết, bài trả lời phỏng vấn các đài ».

Trọng Thành

Việt Nam : xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi vào tuần tới


Nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi (DR)

Ngày 26/4/2011, tòa án Việt Nam sẽ xét xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi. Cách đây 4 tháng, trong một phiên tòa sơ thẩm diễn ra rất chóng vánh vào ngày 26/1/2011 tại Lạng Sơn, ông Vi Đức Hồi đã bị kết án 8 năm tù vì tội tuyên truyền chống Nhà nước. Bản án kể trên được xem là quá nghiệt ngã, so với một số vụ xử các nhà ly khai thời gian gần đây. 
Để tìm hiểu rõ hơn về vụ án, RFI Việt ngữ phỏng vấn luật sư Trần Lâm, là người đã bào chữa cho ông Vi Đức Hồi trong phiên xử sơ thẩm, và tiếp tục bảo vệ thân chủ trong phiên tòa sắp tới. Luật sư Trần Lâm nguyên là Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, nguyên trưởng ban tuyên giáo cấp tỉnh và hiệu trưởng trường Đảng trong nhiều chục năm. Ông Trần Lâm đã từng bào chữa trong một số vụ án chính trị. 

Đào Tuấn

Đào Tuấn–Cù [ hay chuyện của một nhà báo tác nghiệp tại phiên tòa CHHV ]


Hình như vụ Cù làm nhiều người quan tâm, đặc biệt là những đứa viết blog. Có đứa sau đó hỏi, và mình đáp rằng bài học lớn là nói gì thì nói, dù đó là “quan điểm cá nhân”, cũng phải “đúng”. Đúng gì thì phải tự hiểu. Nó hỏi: Nếu đó là những bài quan điểm cá nhân ca ngợi chế độ thì có sao không. Mình bảo hỏi đéo gì mà hỏi ngu thế.

Human Rights Watch

Việt Nam – Cần phóng thích nhà hoạt động pháp luật nổi tiếng
Nhà bảo vệ nhân quyền Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa trong tuần này
April 2, 2011


Detained activist Cu Huy Ha Vu
© Private
More Coverage: 

Cù Huy Hà Vũ bị xét xử vì đã thể hiện bản lĩnh chính trị qua hành động đương đầu một cách ôn hòa với tình trạng lạm quyền, bảo vệ nạn nhân bị tịch thu đất đai và bảo vệ môi trường. Chính quyền đã biến những nghĩa vụ quốc tế của chính mình về nhân quyền thành trò cười khi trả đũa các nhà hoạt động như Tiến sĩ Vũ, những người đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lý để yêu cầu quy xét trách nhiệm quan chức nhà nước và đòi hỏi một nền pháp trị.
Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu “

( New York, ngày 2 tháng Tư năm 2011 ) - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ Vũ bị bắt ngày 5 tháng Mười một năm 2010, và bị khởi tố theo Điều 88 của bộ luật hình sự về tội "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." Phiên tòa xét xử ông được dự định sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng Tư năm 2011 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Khánh An, phóng viên RFA

Bắt bớ những người theo dõi phiên xử Cù Huy Hà Vũ

2011-04-05
Một ngày sau khi diễn ra phiên xử TS. Luật Cù Huy Hà Vũ, tại Hà Nội hiện đang diễn ra một đợt theo dõi, kiểm soát và bắt giữ mới đối với những người đã đi theo dõi phiên tòa ngày hôm qua.

Theo BBC Việt Ngữ

Vụ xử tiến sỹ Vũ: 'Cần hủy bản án'


Một trong bốn luật sư bào chữa cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên xử hôm 4/4 nói với BBC cần hủy bản án của tòa sơ thẩm vì hội đồng xét xử đã vi phạm luật tố tụng hình sự.
Luật sư Trần Đình Triển nói tòa đã không thực hiện theo điều 214 của Bộ luật Tố tụng Hình sự khi từ chối công bố các tài liệu mà dựa vào đó họ cáo buộc ông Hà Vũ phạm tội tuyên truyền chống nhà nước.
Về phiên xử kết thúc đột ngột hồi chiều nay, 4/4, với bản án bẩy năm tù giam đối với ông Hà Vũ, luật sư Triển nói các luật sư đại diện còn chưa kịp tranh tụng trước tòa:
Luật sư Trần Đình Triển: Với phiên tòa hôm nay, chưa đến phần tranh tụng thì các luật sư đã rời khỏi phòng xử án rồi và không tham gia phiên tòa nữa. Do đó việc chúng tôi nêu quan điểm và trình bày lời bào chữa của chúng tôi thì chưa được trình bày tại phiên tòa.

Thanh Phương


Luật sư Dương Hà tố cáo một phiên tòa trái pháp luật


Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam ». LS Nguyễn Thị Dương Hà tố cáo một phiên xử "trái pháp luật".
Ngày 04/04/11, trong một phiên xử chỉ diễn ra trong nửa ngày, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù với tội danh « truyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam ». Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là người duy nhất của gia đình được vào dự. Trả lời đài RFI, bà Dương Hà tố cáo một phiên xử

Nguyễn.T.Nga & Phạm.V.Quý

ĐƠN KÊU CỨU

 
Kính Gửi: Ngài Tổng Thống Mỹ, Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc, ủy Ban Nhân Quyền Của Liên Hợp Quốc, Ngài Đại Sứ Mỹ Và Các Ngài Đại Sứ Các Nước, Các Tổ Chức Và Cá Nhân Thực Sự Vì Nước Vì Dân Việt Nam
Hai hộ gia đình chúng tôi là Nguyễn Thị Nga và Phạm Văn Quý là công dân của nước CHXHCN Việt Nam. Hiện trú tại xã Hố Nai 3 và Bắc Sơn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Thư tòa soạn

            Tổ Quốc
  số 108. 01/04/2011


Nhật buộc cả thế giới phải kính phục
Tai họa xẩy đến cho nước Nhật không thể mô tả.  Một trận động đất với cường độ chưa từng có phối hợp với một đợt sóng thần lớn nhất trong lịch sử Nhật đã cuốn đi hàng chục thành phố dọc theo một bờ biển dài gần 200 Km và làm thiệt mạng gần 30.000 người. Thêm vào đó là nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị hư hại, phóng xạ chưa kiểm soát được, có nguy cơ phát nổ, hậu quả lâu dài còn nặng nề hơn những tàn phá của thiên nhiên. Thiệt hại sẽ còn kinh khủng hơn nhiều nếu Nhật không phải là nước giầu mạnh hạng nhất thế giới và đã chuẩn bị rất chu đáo để đương đầu với động đất và sóng thần.

Lê Duy Nhân

Dân trí xứ Phù Tang



Các tỉnh ở Tây Bắc Nhật Bản đối diện với các tai họa dồn dập và khủng khiếp vừa động đất, vừa sóng thần (tsunami) lại thêm hiểm họa phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi. Số tử vong có thể lên tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người bỗng thành vô gia cư, hàng triệu gia cư không có điện nước, trong thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ có đêm xuống dưới không độ. Một số ngôi làng bị sóng thần xóa trắng, toàn bộ gần 10 ngàn cư dân biến mất.
Nhưng giữa cảnh hoang tàn, nhà tan cửa nát, gia đình thất lạc, phân tán, thiếu thốn cùng cực, người ta không thấy một người dân Nhật nào mất tự trọng. Không có nạn thổ phỉ gia cư, không có nạn giành giật đồ cứu trợ, không có nạn đầu cơ tích trữ, không một cửa hàng nào mượn gió bẻ măng, nâng giá để chém chặt người mua. Cũng không có một lời chửi bới hay oán thán, trách móc chính quyền.
Theo dõi thảm kịch thiên tai giáng xuống đầu người dân Nhật trong suốt tuần qua, chúng ta thấy các nạn nhân bình thản đón nhận thiên tai. Họ lặng lẽ nối đuôi nhau hàng mấy tiếng đồng hồ để được phát một gói mì, một trái táo hay một chai nước nhỏ. Trong các nơi tạm trú người phát và người nhận đồ cứu trợ đã thể hiện một mẫu mực đạo đức chưa từng thấy tại các nơi xảy ra thiên tai ở các quốc gia khác. Người mang đồ cứu trợ mang khay thức ăn tới từng người với thái độ cung kính. Khi đoàn nhân viên cứu trợ tới, các gia đình nạn nhân vẫn ngồi tại chỗ, những đứa trẻ ăn mặc rất đẹp, ngồi im lặng bên mẹ, chờ thực phẩm trao tận tay, nét mặt bình thản mặc dầu có thể không có một miếng ăn từ hai ba ngày. Không thấy một phụ huynh nào phải la rầy con em vì đứa trẻ nào cũng biết “giấy rách giữ lấy lề”. Thì ra đạo lý dân tộc Nhật được đào tạo ngay từ tuổi ấu thơ bởi gương đạo đức của cha mẹ ngay tại những hoàn cảnh thực tế như vậy; và cứ thế tiếp tục lưu truyền đến các thế hệ sau.
Những tấm gương đạo đức trong trận thiên tai này thì nhiều vô kể, chỉ xin dẫn ra một vài trường hợp:
Viên quản đốc một nhà kho thực phẩm gần trung tâm động đất, không chờ lệnh chủ đã tự động đem hết thực phẩm, nước uống bày ra hai bên lề đường, kêu gọi mọi người tự nhiên dùng không cần hỏi han.
50 công nhân, Fukushima 50, tình nguyện ở lại khu vực lò điện nguyên tử, chấp nhận nguy hiểm chết người của phóng xạ để ngăn chặn tại họa “melting” (nóng cháy các thanh uranium).
Các phi công trực thăng chấp nhận cái chết khó tránh khỏi khi bay vào khu vực đang phóng xạ để thả nước làm nguội lò nguyên tử.
Theo lời anh Hà Minh Thành, một cảnh sát Nhật gốc Việt, đang công tác tại vùng thiên tai, anh đã thấy nhiều cửa hàng cửa ngõ tan hoang, bên trong đầy máy ATM, và nhiều đồ điện tử đắt tiền nhưng vẫn còn nguyên vẹn mặc dầu không có ai canh giữ. Anh Hà Minh Thành đã giúp nhiều người ra khỏi vùng thiên tai trong đó có môt số du sinh đến từ Việt Nam. Họ đã bị chính quyền Việt Nam bỏ rơi trong khi báo chí trong nước cứ bô-lô ba-la là đã tận lực lo cho họ.
Cũng theo lời anh Hà Minh Thành, trong Lá thư gởi nhà văn Phạm Viết Đào anh kể lại câu chuyện thật xúc động:
“Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.
Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc, để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.”
Cái gì đã làm thành ba đức tính cao quý của người Nhật mỗi khi gặp thiên tai?

Bình Tĩnh – Kỷ Luật – Tự Trọng – Khắc Kỷ

Nước Nhật với dân số 127 triệu trên diện tích 379.954 km² (so với Việt Nam: dân số 87triệu, diện tích 331.114 km²), đa phần kề bên miệng núi lửa, nên thiên tai được người Nhật chấp nhận một cách tự nhiên như thể là định mệnh của họ. Họ đã trải qua hàng ngàn cuộc động đất lớn nhỏ, trong đó có trận động đất năm 1923 ở gần Tokyo, sát hại 142.800 người; trận động đất năm 1995 ở Kobe sát hại 6.400 người; thiên tai lần này được coi như tai họa lớn nhất , thiệt hại có thể còn lớn hơn cả Thế Chiến II.
Phải chăng tai họa triền miên đã rèn luyện người Nhật thành một dân tộc cao quý?
Chúng ta đã chứng kiến không biết bao cảnh thiên tai tại nhiều nước khác trên thế giới nhưng chưa có dân tộc nào chịu đựng họan nạn một cách bình tĩnh, kỷ luật, và đầy tự trọng như vậy.
Người Mỹ vẫn còn “xấu hổ” khi nhắc đến trận bão Katrina năm 2005 ở Louisiana. Nhiều dân tộc cúi mặt khi thấy trên màn ảnh truyền hình người dân của họ ẩu đả, giành giật đồ cứu trợ khiến nhân viên cứu trợ phải ném thực phẩm xuống đám đông để tháo chạy.
Riêng ở Việt Nam, chúng ta còn thấy nhiều cảnh đau lòng hơn. Nhiều viên chức địa phương ăn chặn cả đồ cứu trợ rồi bán ra thị trường với giá cắt cổ để cho vào túi riêng. Có những gia đình thừa của ăn của để cũng đi lĩnh đồ cứu trợ để… cất đi. Mỗi khi có thiên tai là các cửa hàng nhu yếu phẩm “mượn gió bẻ măng”, mặc sức “chém chặt” nạn nhân.
Truyền thống đạo đức dân tộc không phải do trời phú, cũng không phải rèn luyện một sớm một chiều mà thành. Đó là một quá trình gây dựng, chọn lọc, kế thừa và tích lũy, từ đời này sang đời khác.
Dân tộc ta cũng không thiếu gì truyền thống tốt đẹp nhưng tiếc thay đạo đức xã hội của ta càng ngày càng bị xói mòn do sự du nhập những học thuyết phi nhân bản, do chủ trương thủ tiêu mọi giá trị luân lý cổ truyền của Cách Mạng Vô Sản.
Người dân Nhật như vậy nên chẳng ai dám nghĩ tới chuyện bắt nạt họ. Người Nhật như vậy thì khó khăn nào họ chẳng vượt qua được. Dân trí Nhật như vậy thì ai mà không kính nể nước Nhật.
Karl Max có sống dậy cũng chỉ ao ước một thiên đường Cộng Sản giống như nước Nhật ngày nay.
Lê Duy Nhân

Bùi Tín

Quyết định lịch sử của Liên Hiệp Quốc :
Đặt cuốc sống đồng loại ở tầm cao nhất


Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chiều ngày 17/03/2011 là một nghị quyết lịch sử.
Có thể nói trong lịch sử 69 năm của Liên Hiệp Quốc (1942 – 2011), Nghị quyết 1973 là một trong những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và tư tưởng quan trọng nhất, cao quý nhất về tôn trọng quyền sống của đồng loại trên trái đất, về bảo vệ quyền tự do của một dân tộc đang bị nguy cơ tàn sát bởi một chính quyền cực kỳ hung bạo đang lên cơn điên.
Cái cao quý của Nghị quyết 1973 là nội dung của nó nhắm cấp cứu nhân dân một nước quyết nổi dậy chống ách độc tài cá nhân của Moammar Gadhafi – tên điên khùng ở Địa Trung Hải – và đang bị đàn áp điên cuồng, đang kêu cứu thế giới can thiệp gấp để tránh khỏi bị diệt chủng.
Cả 15 nước trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cả 192 nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đều không có một lợi ích riêng tư nào khi bàn bạc về Nghị quyết 1973 này. Do đó động cơ để ra nghị quyết về tình hình Libya hoàn toàn là trong sáng, vô tư; đó là tình Người, là lòng Nhân ái giữa cộng đồng nhân loại, là thương Người như thể thương thân, người chung Quả đất hãy thương nhau cùng. Mục tiêu của Nghị quyết là bảo vệ cuộc sống vô giá của người dân tay không.
Một Nghị quyết vô tư, trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng như thế là rất hiếm, cho nên rất đáng quý. Nghị quyết này sẽ có ý nghĩa dài lâu, vượt qua không gian và thời gian, làm nức lòng mọi người dân lương thiện trên trái đất, củng cố niềm tin cho mọi dân tộc chưa có tự do và quyền công dân thật sự, đang khao khát quyền sống dân chủ, tự do giữa thế giới văn minh hiện tại. Đây là một mũi đột phá có ý nghĩa lịch sử, mang lại tiếng thơm và vinh dự cho Hội Đồng Bảo An và cho cả Liên Hiệp Quốc trong sứ mạng cao quý bảo vệ hòa bình và an ninh của toàn nhân loại.
Cần chỉ rõ vinh quang trước hết thuộc về 10 nước đã bỏ phiếu thuận cho bản dự thảo đã được Pháp và Anh khởi thảo, được Ngoại trưởng Alain Juppé Pháp đọc trước Hội Đồng Bảo An. Đó là các nước: Pháp, Anh, Brazil, Colombia, Gabon, Bosnia Herzegovina, Lebanon, Albania, Nigeria, Bồ Đào Nha và Nam Phi.
Theo tin các nhà báo Pháp theo dõi chặt chẽ cuộc bỏ phiếu lịch sử, đến phút chót, Nigeria và Nam Phi định không tham gia bỏ phiếu, đại biểu Pháp và Lebanon đã ra sức thuyết phục có kết quả, do đó mà đạt vừa đủ 10 phiếu thuận. Thật đáng mừng.
Cũng nhờ đại biểu Lebanon đã thay mặt khối nước A-rập ra sức thuyết phục các đại biểu Nga và Trung Quốc để 2 nước này chỉ không tham gia bỏ phiếu mà không dùng quyền phủ quyết của nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, do đó mà cuộc bỏ phiếu tránh khỏi thất bại.
Thái độ của Đức cũng đáng ghi nhận. Bà Merkel tuy giữ lập trường không can thiệp, không bỏ phiếu, nhưng ngày 19/03/2011 bà vẫn sang Paris để tỏ tình đoàn kết với các nước châu Âu, A-rập và châu Phi; bà cho biết Đức sẽ gửi ngay một số máy bay quan sát AWACS hiếm hoi sang Afghanistan, để các nước bạn có thể điều các máy bay AWACS ở đó sang hoạt động ở bầu trời Libya và quanh đó.
Ngay chiều 19/03, máy bay quân đội Pháp đã đánh trúng 4 xe tăng Libya đầu tiên từng bắn vào dân thường. Các máy bay Anh, Canada đang hành động tiếp. Quân đánh thuê của Libya đang hoang mang, có dấu hiệu tan rã từng mảng.
Nghị quyết 1973 ngày 17/03/2011 của Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cổ vũ các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông vùng dậy giành dân chủ và tự do theo đường lối hòa bình không bạo lực. Nhân dân Algerie đang rục rịch. Nhân dân Bahrain đã xuống đường đông đảo. Nhân dân Yemen đang xuống đường quyết liệt đòi tự do và công ăn việc làm. Nhà Vua Morocco đã cam kết dân chủ hóa vương quốc với bản Hiến Pháp mới. Nhân dân các nước trên đây tin rằng thế giới đã chi viện, tiếp sức cho nhân dân Libya thì cũng sẽ ủng hộ chi viện các dân tộc khác.
Ở Việt Nam, các báo nhà nước được lệnh không đưa tin sâu đậm, không bình luận gì về Nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nhưng dấu diếm hay úp mở chỉ khêu gợi tò mò của bạn đọc, và không thiếu nguồn thông tin và bình luận phong phú trên mạng lưới thông tin dày đặc.
Sau Nghị quyết 1973, có thể thấy trên trái đất, quan hệ người với người đã đổi khác. Gần gụi, thân quen, tinh thần cứu giúp nhau trong hoạn nạn nồng ấm hơn trước. Cái lý sự cùn “không can thiệp vào nội bộ nước khác” đã bị bẻ gãy vụn từ lâu rồi. Người với người, nước này với nước khác bị ràng buộc chặt chẽ cả về luật pháp và đạo lý. Đã có cả một lập luận văn minh về “quyền can thiệp”, “về bổn phận can thiệp”, “về nghĩa vụ can thiệp”. Đã có nhiều đạo luật văn minh nghiêm trị những công dân thấy đồng bào, đồng loại lâm nguy mà bỏ qua không ứng cứu. Làm ngơ khi đó là phạm tội, tội nặng.
Rất cần giới thiệu kỹ cho 14 người trong Bộ Chính Trị của ĐCSVN về sự hình thành của Nghị quyết 1973 trên đây, cũng nên cho họ tập huấn sâu sắc về “quyền can thiệp”, về “nghĩa vụ can thiệp”. Và cũng nên mời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hà Nội tham dự. 
Bùi Tín

Nguyễn Văn Hiệp

Vi Đức Hồi, một tấm lòng với tổ quốc Việt Nam

           
Viết về anh Hồi điều tôi muốn làm, ngay từ ngày anh bị bắt, nhưng cứ ngần ngại. Sự ngần ngại cũng đã từng những do vẻ chính đáng, nhưng rồi tôi đã thực sự thấy rằng mình vừa sai vừa ấu trĩ khi sự ngần ngại lại vin vào những do tưởng chừng chính đáng ấy. Trước hết sự liên lụy thể xảy đến cho anh, thí dụ như anh có thể bị cáo buộc là có quan hệ với một "phần tử phản động ở nước ngoài" chẳng hạn, nhưng như thế thì thật quá khiếp nhược. 
Tại sao mối quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau cùng chia sẻ quan tâm trước các vấn đề đất nước lại thể một tội? Ngay cả nếu đó những nguyện vọng muốn thay đổi chế độ đi nữa, không thể một tội trái lại phải được xem một điều hết sức bình thường. các nước bình thường với những chính quyền bình thường thì mọi ý chí muốn thay đổi chính quyền một cách hòa bình một quyền công dân phải được tôn trọng, ngay cả nếu chính quyền đang có là một chính quyền lành mạnh. Ở Việt Nam thì chính quyền liên tiếp phạm sai lầm, và thực ra không thể không sai phạm vì sự hoại loạn đã nằm ngay từ trong cái gốc, tức là ngay trong chế độ chính trị. Cũng cần khẳng định một lần nữa những liên hệ giữa những người Việt Nam trong ngoài nước với nhau hoàn toàn không thể một điều cấm kỵ. Đất nước Việt Nam tài sản, là tình cảm chung, là một dự án tương lai chung. Và mọi người bất cứ nơi đâu trên thế giới, dù đang mang quốc tịch nào nếu thực sự còn quan tâm tới vận mệnh, sự tồn vong của đất nước dân tộc thì vẫn những người Việt Nam đích thực, họ đầy đủ quyền trách nhiệm; cần thẳng thắn bác bỏ cái lập luận cho rằng ngườinước ngoài không tính chính danh để quan tâm tới các vấn đề của đất nước Việt Nam. Ngược lại một người đang sinh sống trên đất nước Việt Nam nhưng lại thờ ơ với cái trở thành của cộng đồng quốc gia, chưa kể nếu hành động ngược lại lợi ích chung, gieo mầm di hại cho tương lai của đất nước thì cũng không cách làm một người Việt Nam.
Tôi đã muốn viết về anh Vi Đức Hồi bởi vì phải thẳng thắn mà nói khi đứng trước một nhân cách đáng quý như thế, đặc biệt trong thời buổi nhiễu nhương của xã hội Việt Nam ngày hôm nay, được viết về anh là một niềm hãnh diện. Nhưng cũng phải thành thực mà nói, để viết về anh Hồi cho đầy đủ thì đó quả là một điều nằm ngoài sự ôm đồm có thể có được đối với tôi. Những dòng chia sẻ ở đây chỉ xuất phát từ góc độ tiếp cận cá nhân giới hạn. Phải nói ngay tôi luôn rất hãnh diện được vừa đồng nghiệp vừa chí hữu của anh hơn bốn năm trong tờ bán nguyệt san Tổ Quốc, cùng chia sẻ với anh nhiều trăn trở về đất nước Việt Nam. Viết về anh lúc này trước hết do sự thôi thúc của một nghĩa vụ.
Anh Vi Đức Hồi đã bị tuyên phạt một bản án nặng một cách tàn bạo trên một bản cáo trạng quá sài, sài đến nỗi mọi người đều đã phỏng đoán nó chuẩn bị cho một bản án trắng. Nhưng rồi chính quyền toàn trị vẫn tiếp tục dùng luật pháp như một dụng cụ khủng bố theo đúng bài bản Lênin, do quyết định vào phút chót của những người lãnh đạo chóp bu trong Bộ Chính Trị. Bản án 8 năm giam 5 năm quản chế trong một phiên tòa chớp nhoángLạng Sơn không thể giải nào khác hơn đó một phản ứng sợ sệt của kẻ cầm quyền mất trí khi đối mặt với tâm thế sừng sững của Vi Đức Hồi. Anh Hồi không hề sai khi ngay sau phiên tòa anh bình tĩnh ân cần nói với chị Tươi, người vợ đồng cam cộng khổ với tưởng dân chủ của anh: “Họ xử anh như thế họ đang tạc tượng anh đấy. Em hãy giữ gìn sức khỏe để lo cho con”. Đúng là bản án trắng trợn và độc ác đó đã một tác dụng dựng vững một ngọn hải đăng mới cho con tàu dân chủ Việt Nam.
Một "ngọn hải đăng mới cho con tàu dân chủ Việt Nam"?  Nói như thế có sợ bị cho là cường điệu không? Tôi không hề lo ngại, bởi vì tôi thành thực nghĩ anh  là một mẫu mực trong cuộc vận động dân chủ. Tuy chưa hề được gặp mặt, nhưng trong một khoảng thời gian không ngắn nhờ phương tiện truyền thông hiện đại tôi đã có nhiều cơ hội trò chuyện, trao đổi thân tình với anh trên nhiều vấn đề. Tất cả đã để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc về con người, về nhân cách lớn của anh.
Trước hết phải nhấn mạnh tới vị thế mà anh Vi Đức Hồi đang có trong xã hội và trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản trước khi anh quyết định đến với lý tưởng dân chủ. Anh mới ngoài năm mươi, đang ở độ tuổi sung mãn, lại đang giữ địa vị giám đốc trường đảng Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với bản lãnh và khả năng rất cao của anh, Vi Đức Hồi có thể dễ dàng vươn tới nắm những chức vụ cao nhất trong guồng máy của đảng cộng sản. Nhưng lương tâm của anh không cho phép làm những điều mà rất nhiều đảng viên cộng sản đang làm: cứ nhắm mắt, chai lì vô cảm trước các vấn đề nhiễu nhương của xã hội đang diễn ra hàng ngày để luồn lách tiến thân. Đối với anh Hồi, sau những cọ xát với những vấn đề của thực tiễn xã hội, qua thời gian tiếp xúc với những thông tin đứng đắn về dân chủ, trong anh đã hình thành một cơ sở lý luận dân chủ vững chắc. Nhưng phần quan trọng không kém đó chính là cái niềm tin trong sáng, mãnh liệt vào những giá trị chân chính của thời đại, niềm tin vào những quyền con người rất phổ cập và thiêng liêng mà cộng đồng dân tộc phải xứng đáng được hưởng. Chúng chính là những động lực khiến anh thản nhiên từ bỏ những quyền lợi mà nhiều người đang mơ ước. Anh đã dấn thân cho nỗ lực dân chủ hoá Việt Nam, đã an nhiên chờ đợi những oan nghiệt phải xảy đến.
 Chính quyền toàn trị đã phản ứng vì run sợ trước những người đấu tranh có bản lĩnh như anh Vi Đức Hồi. Đây là một điểm sáng đáng khâm phục trong con người của anh. Anh Vi Đức Hồi có một bề dày kinh nghiệm chính trị đĩnh đạc, tên tuổi của anh càng ngày càng được nhiều người biết đến, trong nước và trên trường quốc tế, anh luôn có thể chọn lựa đấu tranh chính trị kiểu nhân sĩ gây tiếng vang cho tên tuổi mình, vừa an toàn vừa dễ nổi tiếng và được nhiều người tung hô. Nhưng Vi Đức Hồi không như thế. Anh hiều rằng đấu tranh chính trị không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân. Anh đã đấu tranh một cách mà anh thừa biết là vừa không ầm ĩ vừa nguy hiểm. Một cung cách đấu tranh đứng đắn và lương thiện. Anh tìm đến với những người dân chủ khác như cụ Hoàng Minh Chính trước đây, ông Nguyễn Thanh Giang, linh mục Nguyễn Văn Lý, anh em ban biên tập báo Tổ Quốc. Anh tìm đến với họ để đóng góp cho cuộc vận động dân chủ một cách khiêm tốn. Anh không hề có tham vọng chính trị cá nhân. Thái độ của anh đã bác bỏ một cách thuyết phục lập luận thường thấy, đó là "tôi không có tham vọng chính trị nên không cần hợp tác với ai hay đứng trong một tổ chức chính trị nào cả, tôi chỉ cần đứng đấu tranh chính trị đơn lẻ là đủ". Quả thực nguyên tắc bó đũa tưởng chừng hiển nhiên nhưng dường như không phải ai cũng muốn nhìn thấy. Có lần anh Hồi đã nói với tôi "nếu bây giờ ngay cả anh có tuyên bố anh là thành viên của đảng Việt Tân đi nữa thì họ cũng không có quyền làm gì anh". Anh nói đúng, tự do kết hợp, quyền thành lập và tham gia hội đoàn, là một quyền con người căn bản được xác định trong hiến chương Liên Hiệp Quốc và cũng được công nhận trong văn bản cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Cuối cùng thì bạo quyền đã bắt anh mà không cần lý do gì cả. Họ cầm tù anh chỉ vì lo sợ anh.
Chính quyền toàn trị mong dùng tù ngục hòng để khuất phục ý chí của anh Vi Đức Hồi, nhưng họ hoàn toàn sai lầm. Công cụ bạo lực lao tù chỉ phô bày sự bỉ ổi chứ chẳng thu phục được ai khi  dựa trên một phán quyết tuyệt đối phi nghĩa. Gông cùm không thể giam hãm tâm thế sừng sững của anh. Bản án tám năm dành cho anh chẳng qua là một hành vi tuyệt vọng của chế độ đang cố từng ngày đếm những ngày tháng còn lại trên đầu ngón tay. Nhưng nó chỉ là một liều thuốc vô hiệu đối với một con bệnh đang hấp hối như cái chế độ mục ruỗng này. Nó chỉ khiến chế độ bị thù ghét hơn, bị cô lập hơn và gục ngã nhanh chóng hơn.
Thái độ của anh, tinh thần của anh, tầng văn hóa của anh đang làm nên ngọn hải đăng dân chủ. Nó đang chiếu sáng dù thân xác anh đang bị giam hãm trong tù ngục. Chắc chắn phong trào dân chủ Việt Nam sẽ ngày càng có thêm nhiều Vi Đức Hồi khác, tạo nên cụm hải đăng ngày càng tỏa sáng cho con tàu dân chủ Việt Nam.
Nếu không có một tấm lòng nhân bản để tôn vinh những giá trị phổ quát của con người, nếu không có một tấm lòng da diết với dân tộc và tổ quốc Việt Nam thì không thể có được một Vi Đức Hồi với một thái độ, một tinh thần, và một tầng văn hóa đấu tranh như thế. 
Làn sóng dân chủ mới đang dồn dập tràn qua khắp địa cầu. Dân tộc đang đứng bên anh. Anh sẽ lấy lại được tự do trong vinh quang, anh Hồi ạ.
Nguyễn Văn Hiệp

“Thái độ của anh, tinh thần của anh, tầng văn hóa của anh đang làm nên ngọn hải đăng dân chủ”

Lương Dân

Xử Cù Huy Nà Vũ làm ÁM HIỆU ư ?


Sử sách thường chép những chuyện rằng khi hai nước đánh nhau, mỗi bên đều tìm cách cài người vào dinh luỹ đối phương làm nội công. Khi giáp trận, nếu thấy “nội công” phát ÁM HIỆU thì biết đấy là thời cơ, tấn công vào sẽ thắng.
Hiện nay kẻ thù phía Bắc muốn tấn công xứ Nam Việt này cũng phải chờ thời cơ. Tinh thần yêu nước của người Việt đã được đánh thức, bất cứ người Việt nào cũng phải bộc lộ tinh thần cảnh giác với Bắc triều mới có thể được chấp nhận là người có nhân cách. Vì thế nhà nước cũng phải có những tuyên bố chống bành trướng mạnh mẽ hơn trước, thậm chí những kẻ rắp tâm nội phản nhiều khi cũng phải giả đò chống Tàu. Trong thế trận thật giả lẫn lộn ấy, người ta thường phải dùng đến ÁM HIỆU.
Những người Việt nam yêu nước hiện nay không thể không cảnh giác với những ám hiệu, thẻ đỏ tim đen. Việc bắt bớ tù đày những người yêu nước, có tinh thần chống kẻ bành trướng phương Bắc đương nhiên có giá trị ÁM HIỆU để Bắc phương biết rằng : Các “đồng chí” vĩ đại cứ yên tâm, mặc cho chúng tôi cứ công khai phản đối bằng miệng, mặc cho trong nước quần chúng cứ lên tiếng chống Tàu, nhưng những thằng đầu têu là chúng tôi đều diệt hết, không tha thằng nào! Đất nước này sẽ cam đoan là tấm thảm nhung sẵn sàng đón bước chân Thiên triều nam tiến!
Tất cả những người bị bắt về tội “tuyên truyền chống nhà nước Việt nam” thực chất ít nhiều đều liên quan đến việc chống bành trướng Trung Hoa. Bỏ tù họ đều là cách bày tỏ thiện ý với Tàu. Trong số những tù nhân “chống Tàu” ấy có hai người tiêu biểu nhất là blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ.
Việc kiên quyết không thả Điếu Cày khi mãn hạn tù là một ÁM HIỆU rõ. Nay lại đến vụ xử Cù Huy Hà Vũ, là gì nếu không là một ÁM HIỆU hàng Tàu?
Cầu xin uy linh những anh hùng dân tộc, từ bà Triệu bà Trưng, đến Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Hưng đạo Vương, Nguyễn Huệ, Phan Hội Châu, Phan Chu Trinh…hãy hiện hình thành cơn bão táp mưa sa, hỗ trợ cho chúng con dập tắt mọi ÁM HIỆU vong quốc dù nó được nhen nhúm từ bất cứ đâu, giúp hồi tỉnh từ trong thẳm sâu những con dân nước Việt trót sa vòng giáo lý vô minh, thẻ đỏ tim đen, hãy biết quay về bên tiên tổ!

Lương Dân