Không biết ngành an ninh có nghĩ đến bài học lịch sử này?
Pieter Boevé (bên phải). Ảnh Wall Street Journal |
Ngày 3 tháng 12 năm 2004, trên tờ Wall Street Journal đăng bài báo của Andrew Higgins với tiêu đề: “Đồng chí ‘Chris Petersen’ – Người bạn lớn tại Trung Quốc và Albania; ‘Kế hoạch Mongol’ đã nói lên tất cả”. Bài báo nói
về cuốn sách của Hoekstra – một cựu quan chức ngành tình báo Hà Lan (BVD) tiết lộ việc một nhân viên tình báo Hà Lan đã trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hà Lan như thế nào…
về cuốn sách của Hoekstra – một cựu quan chức ngành tình báo Hà Lan (BVD) tiết lộ việc một nhân viên tình báo Hà Lan đã trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hà Lan như thế nào…
Chúng ta hãy điểm lại vài sự việc được nêu trong bài báo (bạn đọc có thể tham khảo toàn văn bài báo đính kèm bài viết này). Bài báo nói về nhân viên tình báo của Hà Lan (BVD) Pieter Boevé đã rất thành công khi nhập vai Tổng bí thư Đảng Cộng sản Marxist-Leninist Hà Lan trong quan hệ với các nhà lãnh đạo cộng sản có tên tuổi hàng đầu thế giới, như Khrushchev, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Enver Hoxha.
Pieter Boevé cho biết, ông chưa bao giờ là một người theo chủ nghĩa Mao mà chỉ là một giáo viên toán yêu thích âm nhạc và sân khấu và được tuyển dụng làm nhân viên tình báo của BVD.
Khi cuốn sách được công bố thì Boevé đã 74 tuổi.
Câu chuyện bắt đầu khi ông tham gia phong trào thanh niên và được mời đến Moscow tham dự một đại hội liên hoan thanh niên thế giới vào năm 1957. Ông được mời tham dự một buổi chiêu đãi của Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev.
Tuy nhiên, không ai biết rằng, sau khi về nước, Boevé đã tóm tắt toàn bộ nội dung buổi họp mặt này cho tình báo Hà Lan. Ông Hoekstra, cựu Giám đốc cơ quan phản gián chống lại các quốc gia cộng sản và tác giả của quyển sách vừa xuất bản, nói rằng việc tuyển mộ Boevé thoạt đầu không có vẻ gì là có lợi ích to lớn, chủ yếu chỉ nhằm theo dõi hoạt động của những người cộng sản tại địa phương.
Không lâu sau hội nghị Moscow , Boevé được mời đến thăm Trung Quốc, lúc đó vẫn còn là một nước đồng minh thân Liên Xô. Trong thời gian ở Trung Quốc, ông ta nhận ra một sự kiện rất hệ trọng: các nhà lãnh đạo Trung Hoa chỉ trích những người đồng chí Moscow vì đã cắt viện trợ cho Bắc Kinh. Biến chuyển này đánh dấu một sự kiện về chia rẽ Trung – Xô. Thông tin về sự rạn nứt của phong trào cộng sản vì vậy đã rất sớm được cung cấp cho BVD, và được cung cấp nhanh chóng cho CIA. Điều này cho chúng ta hiểuvì sao CIA đã có những thông tin rất sớm về sự rạn nứt của phong trào cộng sản quốc tế.
Sự kiện này đồng thời cũng đã đem lại cho nhân viên tình báo Boevé một vai trò rất sáng giá.
Vì sự rạn nứt với với Moscow , Trung Cộng bắt đầu tìm kiếm những người cộng sản tại châu Âu và các quốc gia khác. Với Hà Lan, Trung Cộng nghĩ ngay đến con bài Boevé. Đầu thập niên 1960, Boevé được mời đến Trung Quốc để tham dự một khóa huấn luyện kéo dài 6 tuần lễ về tư tưởng Mao Trạch Đông và kinh nghiệm xây dựng đảng. Boevé cho biết, ông đã bắt chước rất hay những lời lẽ tuyên truyền và cách thức tổ chức của Trung Cộng. Điểm khó khăn nhất theo lời ông chính là làm thế nào để đứng vững trước sự thay đổi ngoắt nghéo về chính trị liên quan đến Trung Quốc, nơi luôn diễn ra các cuộc thanh trừng.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hà Lan vẫn tiếp tục mời mọc Boevé, bây giờ đã mang tên mới, là Chris Petersen, tham gia các hoạt động của mình tại The Hague, đồng thời kêu gọi đóng góp tài chính để ra đời một tờ báo thân Mao, mang tên De Kommunist (Người cộng sản).
Sau một năm, vào năm 1969, tờ báo De Kommunist đăng một bản tuyên bố về sự ra đời Đảng Cộng sản Marxist-Leninist của Hà Lan do Chris Petersen làm Tổng bí thư. Ngoài Chris Petersen giữ chức Tổng bí thư, đảng này còn có một Chủ tịch Đảng và một Ủy ban trung ương Đảng.
Một thập niên sau đó, đảng của Chris Petersen đã giúp cơ quan mật vụ Hà Lan chia cắt các hoạt động hợp pháp của những người cộng sản Hà Lan, giữ quan hệ với các nhóm thân Mao và xây dựng quan hệ chặt chẽ với Nhà nước Trung cộng. Chris Petersen thường xuyên đưa ra các tuyên bố về việc những người cộng sản thực thụ là những kẻ… như cách nói bây giờ, là… bị thế lực thù địch lôi kéo, đồng thời kêu gọi cử tri không bỏ phiếu cho họ.
Vào những năm 1980, Trung Quốc không còn là một đối thủ đáng ngại mà đang từng bước trở thành một đối tác kinh doanh có tiềm năng. Tờ báo De Kommunist đóng cửa. Tháng 9/2004, một nhân vật cao cấp của Sở tình báo trung ương Hà Lan, ông Frists Hoekstra, đã làm kinh ngạc thế giới cộng sản và nhất là những người Maoists khi cho ra một cuốn hồi ký tiết lộ bí mật của Dự án Mông cổ (Project Mongol) và nhiều chương trình bí mật khác, trong đó đặc biệt đã công bố sự kiện về nhân viên tình báo Boevé trong vai Tổng bí thư Đảng cộng sản Chris Petersen…
Sau khi lên truyền hình công bố kỳ tích của mình, Petersen về ẩn dật tại một thành phố nhỏ có tên Zandvoort. Ông là Ủy viên Hội đồng thành phố và làm tư vấn nhà đất cho những người lớn tuổi. Ông cũng đã đứng ra thành lập một đảng mới: đảng đại diện cho những người cao niên. Đảng này không có nhiều đảng viên, nhưng theo lời ông Boevé: “Lần này mới là đảng thật”.
Cứ đặt tình huống rằng Đảng Cộng sản Hà Lan của Petersen là đảng cầm quyền, thì với vai trò là một đảng thân Mao, liệu ông Tổng bí thư này có bán đứng những vùng đất như Tây Nguyên cho Trung Cộng không? Liệu ông Tổng bí thư này có cắt 300.000 hecta rừng biên giới cho Trung Cộng “thuê’… nửa thế kỷ hay không? Liệu ông Tổng bí thư này có cho Trung Cộng thắng thầu tới 90% công trình công nghiệp quan trọng không?… Để rồi có tới một triệu mấy tráng đinh người Hán (chiếm gần 2% dân số đang sống trên đất Việt Nam ) trấn đóng trên suốt mọi miền đất nước hay không?
Chúng ta thật không rõ, ngành an ninh có nghĩ đến những bài học lịch sử kiểu này hay không?
Nguồn: Bauxite
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét