Lòng hận thù tôn giáo
Giáo Xứ Thái Hà |
Như chúng tôi đã nói, năm 2010, Tiến Sĩ Cao Huy Thu ần, một đệ tử của Thích Trí Quang thuộc nhóm “Trá hàng VC để làm văn hóa, hoằng pháp...”, hiện đang ở Pháp, đã được Việt Cộng mời về thuyết trình về kỷ niệm 1000 Thăng Long. Sau khi được lên dây cót, Cao Huy Thu ần đã tuyên bố huênh hoang với báo chí và dùng phịa sử để xuyên tạc các biến cố đã xẩy ra tại miền Nam Việt Nam, mặc dầu sử liệu đã công bố gần đầy đủ rồi.
Thật ra, các biến cố lịch sử tại miền Nam đã bị Thiền sư Nhất Hạnh xuyên tạc một cách trắng trợn và đang phải trả giá, nay đến lượt Cao Huy Thu ần!
Trong các lời phát biểu với báo chí, Cao Huy Thu ần đã xuyên tạc nhiều sự kiện lịch sử với tất cả lòng thù hận. Tuần trước, chúng tôi mới chỉ nói đến chuyện Cao Huy Thu ần xuyên tạc biến cố trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963. Chúng tôi đã đưa ra những bằng chứng pháp lý và lịch sử để phản chứng, Cao Huy Thu ần không thể chối cãi được. Hôm nay chúng tôi xin nói những sự xuyên tạc của Cao Huy Thu ần đối với Dụ số 10 được Quốc Trưởng Bảo Đại ban hành ngày 6.8.1950 ấn định quy chế hiệp hội cho toàn quốc gia Việt Nam. Đây là vấn đề đã được chúng tôi trình bày với Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Hoà Thượng Thích Chơn Thành và ông Trần Gia Phụng, nhưng Cao Huy Thu ần vẫn tiếp tục loạn ngôn với ngụ ý Dụ này được chính quyền “bán thuộc địa” đưa ra để ưu đãi Thiên Chúa Giáo! Chúng tôi thấy cần phải trình bày lại rõ ràng vấn đề này một cách dứt khoát.
KHÔNG BIẾT GÌ LỊCH SỬ
Trong cuộc phỏng vấn của báo Thời Đại Mới ngày 30.4.2011, Cao Huy Thu ần đã nói về Dụ số 10 ngày 6.8.1950 như sau:
“Buồn cười không thể tưởng tượng về cái Dụ số 10: Dụ này không xem Phật giáo như một tôn giáo mà chỉ như một hiệp hội, ngang hàng với các hiệp hội từ thiện, mỹ nghệ, tiêu khiển, thể thao! Tôn giáo thì chỉ có một thôi, là Thiên chúa giáo vì Thiên chúa giáo không nằm trong Dụ số 10...”
“Buồn cười ra nước mắt: đòi dẹp bỏ Dụ số 10 để mình được làm tôn giáo như ai! Không nhận ra cái bất công khủng khiếp này thì không hiểu được cái nhục mà tôi gọi là cái nhục gia tài, cái nhục không riêng gì của thế hệ lúc đó mà nhục cả cha ông từ bao nhiêu thế hệ trước...”
Phóng viên báo Thời Đại Mới nói Dụ số 10 không phải có từ thời ông Diệm mà đã có từ thời Bảo Đại. Ông Diệm chỉ thừa hưởng. Cao Huy Thu ần trả lời:
“Đúng vậy! Và chính vì vậy mà cái nhục của Phật giáo được dân tộc san sẻ, trở thành cái nhục chung. Một đạo dụ, ban hành dưới thời bán thuộc địa Liên Hiệp Pháp, xếp tôn giáo truyền thống của dân tộc vào loại vô tôn giáo, lại được một chính quyền mang tiếng là độc lập trân trọng giữ y nguyên văn, áp dụng triệt để, như thể là con thừa tự! Độc lập chỗ nào? Nhục cho cả nước. Dân chúng miền Nam bị tròng hai cái ách vào cổ: cái ách độc tài chính trị và cái ách độc tài tôn giáo...”
1.- Luật hiệp hội dưới thời phôi thai
Dưới thời phong kiến, Việt Nam không có quy chế hiệp hội. Đến thời Pháp thuộc, quy chế hiệp hội bắt đầu hình thành, nhưng vì đất nước lúc đó được chia thành ba Kỳ, nên rất phức tạp.
Ngày 26.3.1883 Pháp ban hành bộ “Dân luật giản yếu” dựa hoàn toàn vào bộ Dân luật Pháp năm 1804. Năm 1931 Pháp ban hành bộ “Dân luật Bắc” và từ 1936 đến 1938, bộ “Dân luật Trung” (còn có tên là “Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật”). Hai bộ luật Bắc và Trung đã phối hợp các nguyên tắc của Dân Luật Pháp với phong tục tập quán của Việt Nam, trong đó có ấn định quy chế lập hội, nhưng rất sơ sài.
2.- Những trường hợp đặc biệt
Tại Nam Kỳ và các nhượng địa của Pháp, Luật về hiệp hội 1901 của Pháp được áp dụng. Đây là đạo luật vẫn còn áp dụng tại Pháp cho đến nay.
Lúc đó, ở Việt Nam có hai hội có phạm vi hoạt động toàn quốc là Trung Hoa Lý Sự Hội và Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (Société des Missions Etrangères de Paris). Vì hoạt động của các bang hội người Hoa thường gây khó khăn cho việc quản lý, nên với sự thoả thuận của chính phủ Trung Hoa , ngày 27.12.1886 Pháp đã chính thức ban hành quy chế bang hội cho người Hoa tại Việt Nam và đặt dưới sự kiểm soát của Pháp. Sau đó Pháp cũng đã ban hành một quy chế riêng cho Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Quy chế của hai hội này cũng dựa vào Luật về hiệp hội 1901 của Pháp.
KHÁI NIỆM VỀ DỤ SỐ 10
Thỏa Ước Việt – Pháp được ký kết giữa Bảo Đại và Tổng Thống Vincent Auriol của Pháp tại điện Élysée ở Paris ngày 8.3.1949 và các hiệp định thi hành thỏa ước này được Quốc Trưởng Bảo Đại và Cao Ủy Pháp Pignon ký ngày 30.12.1949 tại Toà Đô Chánh Sài Gòn, công nhận Chính Phủ Việt Nam có tổ chức hành chánh riêng, tư pháp riêng, tài chánh riêng, quân đội riêng. Về vấn đề nội bộ, Chính Phủ Việt Nam có quyền “thi hành đầy đủ quyền nội bộ của chính phủ ấy...”
Luật sư Trần Văn Tuyên kể lại, sau khi có Thỏa Ước nói trên, chính phủ Nguyễn Phan Long được thiết lập do Sắc Lệnh số 6/QT ngày 21.1.1950 của Quốc Trưởng Bảo Đại, đã quyết định biên soạn một quy chế hiệp hội chung cho cả nước với mục đích đưa hoạt động của tất cả các đảng phái, giáo phái, tôn giáo và hội đoàn vào khuôn khổ của luật pháp.
Công việc này chưa hoàn tất thì cuối tháng 4 năm 1950 chính phủ Nguyễn Phan Long bị giải tán. Chính phủ Trần Văn Hữu được thiết lập do Sắc Lệnh số 37/CP ngày 6.5.1950 để thay thế chính phủ Nguyễn Phan Long. Th ủ Tướng Trần Văn Hữu đã ra lệnh cho Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp phối hợp hoàn tất quy chế hiệp hội.
Nội dung của dự luật này đã phỏng theo Luật về hiệp hội 1901 (Les associations loi 1901) của Pháp, chỉ sửa đổi một số điều khoản cho phù hợp với tình hình Việt Nam mà thôi, vì Luật về hiệp hội 1901 đã từng áp dụng tại Nam Kỳ và các nhượng địa với những hiệu quả tốt.
Điều 1 của Luật về hiệp hội 1901 của Pháp quy định như sau:
“L'association est la convention par laquelle deux ou plusieurs personnes mettent en commun d'une façon permanente leurs connaissances ou leur activité dans un but autre que de partager des bénéfices. Elle est régie quant à sa validité, par les principes généraux du droit applicable aux contrats et obligations.”
Điều 1 của Dụ số 10 ngày 6.8.1950 đã rập khuôn theo điều 1 của Luật về hiệp hội 1901 của Pháp nói trên:
“Hội là hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, thể thao và đồng nghiệp ái hữu.
“Muốn có hiệu lực thì hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế ước và nghĩa vụ.”
Khi dự luật được trình lên, Thủ Tướng Trần Văn Hữu đã phê duyệt và gởi qua Pháp cho Bảo Đại ký, vì lúc đó Bảo Đại đang ở Pháp. Bảo Đại đã ký tại Vichy ngày 6.8.1950 và được đăng trong Công Báo Việt Nam số 33 ngày 19.8.1950.
TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ
Điều thứ 44 của Dụ số 10 có quy định như sau:
“Chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên chúa và Gia tô và các Hoa Ki ều Lý Sự Hội sẽ ấn định sau.”
Tại sao điều khoản này được đưa vào cuối Dụ số 10? Phải chăng chính phủ Trần Văn Hữu muốn ưu đãi Thiên Chúa Giáo và Hoa Ki ều Lý Sự Hội? Không phải như vậy.
Khoan 1 của Thỏa Ước Việt – Pháp được ký kết giữa Bảo Đại và Tổng Thống Vincent Auriol của Pháp tại điện Élysée ngày 8.3.1949 có quy định như sau:
“Sự cai trị các sắc dân không phải là người Việt Nam... sẽ được cứu xét bằng quy chế riêng…. Các quy chế này phải được sự thỏa thuận của Đại Diện Chính Phủ Cộng Hoà Pháp Quốc, vẫn còn có trách nhiệm đối với họ.”
Như chúng tôi đã nói ở trên, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam lúc đó đang đặt dưới quyền của Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (Société des Missions Étrangères de Paris) của Pháp và có một quy chế riêng do Pháp ấn định.
Giữa Pháp và chính phủ Trung Hoa cũng đã chấp thuận cho người Hoa có một chế độ riêng đặt dưới quyền quản lý của Pháp.
Căn cứ vào khoản 1 của Thỏa ước Élysée đã nói trên, muốn ấn định quy chế của hai tổ chức này, Việt Nam phải tham khảo ý kiến của Pháp trước khi quy định. Vì thế, điều 44 Dụ số 10 phải quy định như trên chớ không phải vì muốn ưu đãi Thiên Chúa Giáo và các bang hội Hoa Ki ều.
Như chúng tôi đã nói, hai quy chế đã được áp dụng cho Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris và các Hoa Ki ều Lý Sự Hội cũng là các nguyên tắc ấn định trong Luật về hiệp hội 1901 của Pháp, tức giống Dụ số 10 chứ chẳng có gì đặc biệt.
LÒNG THÙ HẬN TÔN GIÁO
Một câu hỏi được đặt ra là các nhà tranh đấu của Phật Giáo năm 1963, khi đọc điều 44 của Dụ số 10, họ có biết tại sao điều 44 đã quy định như vậy không?
Nhiều người tin rằng họ biết, vì điều 44 không chỉ nói đến một quy chế đặc biệt cho Thiên Chúa Giáo mà còn cho cả Hoa Ki ều Lý Sự Hội nữa.
Từ năm 1960, khi chưa có vụ Phật Giáo, trong một bài đăng trên nguyệt san Quê Hương, ông Vũ Qu ốc Thông, Giáo Sư Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, đã giải thích rằng việc quy định những vấn đề liên quan đến chính sách ngoại giao hay các luật lệ liên quan đến người Pháp và ngoại kiều sinh sống tại Việt Nam, đều phải có sự đồng ý của Cao Ủy Pháp tại Đông Dương, chính phủ Việt Nam mới được ban hành. Do đó, muốn ban hành các quy chế về các hội truyền giáo của Thiên Chúa Giáo và các hội của Hoa Ki ều đang hoạt động tại Việt Nam như Société des Missions Étrangères de Paris, Protestant Mission, Chinese Congrégations, v.v..., đều phải có sự đồng ý của Pháp mới ban hành được.
[Vũ Quốc Thông, “Việt Nam Tự Do, Chính Thể Cộng Hòa Nhân Vị”, nguyệt san Quê Hương số 16, ngày 16.10.1960, tr. 1 - 39 và 247 – 262].
Giả thiết các nhà tranh đấu Phật Giáo không biết những quy định pháp lý nói trên đi nữa và muốn phân bì thì họ phải phân bì vừa với Hoa Ki ều Lý Sự Hội vừa với Thiên Chúa Giáo, tại sao họ chỉ phân bì với Thiên Chúa Giáo? Câu trả lời có thể rất giản dị như sau:
Tại vì các nhà lãnh đạo đấu tranh Phật Giáo muốn MƯỢN LÒNG HẬN THÙ THIÊN CHÚA GIÁO LÀM ĐỘNG LỰC KÍCH ĐỘNG ĐẤU TRANH nên họ chỉ chụp lấy chữ “Thiên Chúa Giáo” trong điều 44 và bỏ qua một bên Hoa Ki ều Lý Sự Hội. Họ biết dân chúng chẳng ai đọc Dụ số 10 và khi họ tuyên bố Dụ số 10 ưu đãi Thiên Chúa Giáo là đa số các Phật tử tin ngay. Đây là một trò TRÍ TRÁ mà thuật ngữ Phật Giáo gọi là VỌNG NGỮ.
Chiến thuận mượn lòng hận thù Thiên Chúa Giáo làm động lực kích động đấu tranh là chiến thuật đã được các nhà lãnh đạo đấu tranh Phật Giáo xử dụng trong suốt cuộc chiến Việt Nam và kéo dài cho đến ngày nay. Toàn bài phát biểu của Cao Huy Thu ần với báo Thời Đại Mới mà chúng tôi đang bàn đến có thể được coi là biểu tượng rõ nét nhất của sự kích động lòng hận thù tôn giáo. Nhiều người tin rằng chiến thuật này chắc chắn sẽ được tái áp dụng hậu cộng sản, khi các nhóm Phật Giáo quá khích muốn tạo bạo loạn để cướp chính quyền. Nhưng đây là một chiến thuật sai lầm, vì khi áp dụng chiến thuật này, các nhà đấu tranh Phật Giáo đã phải đối phó cùng một lúc vừa với chính quyền vừa với Thiên Chúa Giáo, thất bại là chuyện đương nhiên.
ĐÀNH CHẤP NHẬN “CÁI NHỤC GIA TÀI”
Các nhà Phật Giáo đấu tranh và Hoà Thượng Quảng Độ đã cho rằng “Dụ số 10 tồn tại từ thời thực dân Pháp xem Phật giáo như một hội đoàn, với nhiều kỳ thị, ức chế dưới thời đệ nhất Cộng hoà.” Nay Cao Huy Thu ần cũng chỉ lặp lại luận điệu đó và cho rằng Dụ số 10 không xem Phật giáo như một tôn giáo mà chỉ như một hiệp hội, ngang hàng với các hiệp hội từ thiện, mỹ nghệ, tiêu khiển, thể thao! Ông coi đó là “cái nhục” mà ông gọi là “CÁI NHỤC GIA TÀI”.
Phật giáo có đến 84.000 pháp môn (vô lượng pháp), ai tu theo pháp môn nào cũng được, nên trên thế giới không có Giáo Hội Phật Giáo thống lãnh toàn thể các tăng sĩ và tìn đồ. Ở Việt Nam, vì nhu cầu thống lãnh Phật Giáo để tạo sức mạnh cướp chính quyền, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành. Đó là một tổ chức chính trị hơn là một tổ chức tôn giáo.
Thật ra, Giáo Hội cũng chỉ là một hiệp hội, nhưng người Thiên Chúa Giáo gọi là Giáo Hội (Ecclesia, Église, Church) vì đó là chữ được dùng trong Thánh Kinh (Mat. 16,19). Năm 1964, khi 11 tổ chức Phật Giáo Việt Nam quyết định thành lập một tổ chức Phật Giáo Việt Nam thống nhất, họ cũng dùng chữ Giáo Hội (Church). Vậy chữ Church đó lấy từ đâu ra? Không lẽ lấy từ Thánh Kinh?
Dù coi hiệp hội là một “CÁI NHỤC GIA TÀI”, nhưng khi đến Mỹ, Pháp và các nước trên thế giới, các tổ chức Phật Giáo Việt Nam đều “thi đua” nạp đơn xin gia nhập các quy chế hiệp hội tại các nước này để được hưởng những quyền lợi được luật pháp ban cho, ở Mỹ có quy chế hiệp hội bất vụ lợi (nonprofit organization) còn ở Pháp có Luật về hiệp hội 1901 (gióng Dụ số 10 của VNCH).
Luật thuế vụ liên bang của Mỹ [Federal 501(c)(3) Status] đã định danh 5 thứ hiệp hội bất vụ lợi có thể được miễn thuế, đó là các hiệp hội có mục đích bác ái, các tổ chức khoa học (scientific organizations), các tổ chức giáo dục (educational organizations), các hiệp hội có mục đích văn học, và các nhóm tôn giáo (religious groups).
Vậy khi các chùa và các tổ chức Phật Giáo ở hải ngoại xin được hưởng các quy chế này "ngang hàng với các hiệp hội từ thiện, mỹ nghệ, tiêu khiển, thể thao..." là họ đã chấp nhận một “CÁI NHỤC GIA TÀI”?
TÁC HẠI CỦA “QUY CHẾ ĐẶC BIỆT”
Năm 1964, theo yêu sách rất gay cấn của nhóm Phật Giáo đấu tranh, Tướng Nguyễn Khánh đã ban hành Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964 công nhận Hiến Chương ngày 4.1.1964 của GHPGVNTN, cho phép Giáo Hội này được hoạt động theo một “chế độ đặc biệt” nằm trên và ngoài luật pháp quốc gia. Hiến Chương của Giáo Hội coi là tài sản của GHPGVNTN tất cả các quốc tự, các ngôi chùa làng, các ngôi tổ đình, các ngôi chùa xây dựng bởi các vị Tăng sĩ và các hội đoàn Phật giáo cũ, v.v.
Sự thống lãnh quyền lực và tước đoạt tài sản này đã đưa tới sự chống đối mạnh liệt của các hội đoàn và tông phái Phật giáo. Một cuộc chiến tranh đẩm máu đã xẩy ra. GHPGVNTN đã bị bể ra làm hai: Giáo Hội Ấn Quang và Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự. Ngày 18.7.1967, Tổng Tống Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Sắc Luật số 23/67 hủy bỏ Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964 và công nhận Hiến Chương mới của Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự. Kể từ đó, Giáo Hội Ấn Quang hoạt động ngoài vòng pháp luật và cho đến nay đã bể thành 8! Trong khi đó, Dụ số 10 vẫn được áp dụng đến ngày 30.4.1975 và vẫn được đa số các đoàn thể của người Việt hải ngoại trân trọng: Khi xin phép lập hội thì họ làm theo luật Mỹ, nhưng khi làm Nội Quy họ vẫn mô phỏng theo các nguyên tắc của Dụ số 10.
Trên đây là hậu quả tai hại của một “chế độ đặc biệt” mà nhóm Phật Giáo đấu tranh đã đòi hỏi bằng mọi giá.
Chúng tôi sẽ đề cập tiếp vần đề “Phật giáo từng bị chụp mũ “thân Mỹ”, “thân Cộng” mà Cao Huy Thu ần đang la làng.
Ngày 13.9.2011
Lữ Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét