Bông Hồng Đỏ Bắc Kinh
Sau đây là chuyện của một thiếu nữ Trung Quốc, được tình báo Bắc Kinh tuyển dụng để trộm tin. Những thông tin này cũng có thể được suy đoán rằng chính phủ Việt Nam cũng có thể sử dụng những phương pháp tương tự, và cũng tin được rằng mạng lưới các bông hồng đỏ Bắc Kinh cũng đang gài nhiều nơi ở VN.
Sau đây là toàn văn bài viết của phóng viên Kenji Minemura đăng trên báo Asahi ngày 9-11-2011, có nhan đề “Chinese military uses wide network of female spies” (Quân đội Trung Quốc sử dụng mạng lưới đông đảo các nữ gián điệp).
Khởi đầu là chuyện về một thiếu nữ cao 1.7 mét, đẹp như người mẫu, nguyên là gái miền quê được quân báo TQ tuyển dụng -- nhiệm vụ của cô là trộm thông tin mật cho quân đội TQ.
Cô nói, “Tôi cảm thấy có tội vì lừa gạt người khác.”
Cô cựu gián điệp này bây giờ làm thư ký lễ tân cho một công ty.
Một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản nói, “Trong khi hoạt động gián điệp của TQ gài rộng lớn nhất thế giới, vẫn khó mà nắm hết bức tranh tổng thể..”
Thu thập tin tình báo cho TQ không chỉ dựa vào các gián điệp chuyên môn, nhưng cũng dựa vào các sinh viên du học và cả các nhà nghiên cứu.
Thay vì thu thập tin nhắm vào một đối tượng cụ thể, TQ tung ra mạng lưới rộng lớn để lấy thật nhiều thông tin, và từ núi thông tin này sẽ được chọn lại các thông tin hữu dụng.
Hoạt động gián điệp này tập trung vào Phòng 2 của Bộ Tư Lệnh.
Cô thư ký lễ tân 23 tuổi nói rằng cô sinh ở 1 trang trại trong nội địa TQ, và lên Bắc Kinh khi 17 tuổi theo lời mời của một người anh/chị họ. Tại thủ đô, cô gặp một người đàn ông được gọi là “tổng giám đốc,” và người này yêu cầu cô thực hiện một “đặc vụ.”
Cô được cho xem một tấm ảnh của một mục tiêu, được yêu cầu liên lạc. Dù cô chưa bao giờ được kể về nghề nghiệp các mục tiêu, phần nhiều họ là ngoại kiều.
Cô thường tới các quán rượu ở khu phố Sanlitun tại Bắc Kinh, gần nơi nhiều tòa đại sứ ngoại quốc.
Với những bước nhảy đẹp, cô dễ dàng thu hút các mục tiêu làm quen. Cô nói, cô chưa bao giờ được chỉ thị phải tìm hồ sơ hay thông tin nào. Thay vào đó, cô được yêu cầu tìm các kế hoạch những chuyến đi kinh doanh hay thông tin về những người đồng sự với mục tiêu trong khi nói chuyện.
Lương không ấn định nhất định, nhưng cô lãnh nhiều ngàn đồng yuan mỗi khi hoàn tất một đặc vụ. Một ngàn đồng yuan là tương đương 12,000 yen Nhật Bản, hay 154 đôla Mỹ. Cô cũng được cung cấp một căn hộ chung cư.
Trong một trường hợp, cô được yêu cầu giả làm nghề mát-sa trong một sauna sang trọng. Nhờ nhân viên của tiệm sauna này, mục tiêu được dụ dỗ trả tiền để mua sex. Cô không biết rồi chuyện gì xảy ra cho mục tiêu này.
Cô nói, cô lúc đầu làm gián điệp vì lòng yêu nước. Nhưng hai năm sau thì cô nghỉ, vì không thấy tương lai trong nghề này, và vì lương cũng không cao lắm.
Quân đội TQ và Bộ An Ninh TQ đều có hoạt động gián điệp cả trong và ngoài TQ. Quân đội chủ yếu quan tâm về vũ khí mới và việc đóng quân và động binh của các nước khác. Quân đội TQ cũng móc nối những người trong ngành nghề giải trí để làm gián điệp.
Vào ngày 1-8-2011, ngày lễ thành lập Quân Đội TQ, một bài viết trên Weibo, một mạng xã hội ở TQ tương tự như Twitter, chỉ trích Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Lực TQ.
Vào ngày 1-8-2011, ngày lễ thành lập Quân Đội TQ, một bài viết trên Weibo, một mạng xã hội ở TQ tương tự như Twitter, chỉ trích Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Lực TQ.
Bài viết nói, “Tôi bị theo dõi thường trực bởi Phòng 2 Quân Báo.”
Bài này viết bởi cô Shao Xiaoshan, 31 tuổi, một nữ tài tử điện ảnh cũng là một MC nổi tiếng trên các chương trình TV. Bài trên Weibo nói rằng cô được tìm và mời gọi làm gián điệp, và rằng cô chỉ nói chuyện với những người trong giới truyền thông ngoaị quốc.
Sau khi báo Nhật Bản The Asahi Shimbun gọi số phone di động trong bài, phóng viên Nhật thu xếp gặp cô ba ngày sau ở một khách sạn Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn, cô Shao luôn luôn cảnh giác, dòm ngó chung quanh nhiều lần. Cô chỉ thấy thoải mái khi xác thật được thẻ nhà báo của phóng viên.
Cô Shao nói khoảng 3 giờ đồng hồ, thường là trong khi hút thuốc lá.
Cô nói cha cô trong quân đội và cô vào ngành nghệ thuật sân khấu khi mới 17 tuổi. Năm 2003, cô nổi tiếng là MC xuất sắc trên 1 chương trình TV Hồng Kông, thì một cán bộ cao cấp của Phòng 2 tới gặp, người này là quen với cha cô.
Khi được yêu cầu làm gián điệp, cô từ chối, nói, “Tôi không muốn dính vào các nghề có liên hệ tới phản bội người khác.”
Cô nói sau buổi gặp đó, cô bị theo dõi và điện thoạị cuả cô bị ghi âm.
Vào tháng 10-2010, một cán bộ cao cấp khác tới gặp cô Shao, và yêu cầu cô trộm thông tin nội bộ từ một nhà ngoại giao đang là tham tán quân sự ở một tòa đại sứ Châu Âu ở Bắc Kinh. Cô đã có liên hệ với nhà tham tán này. Cô nói, cô từ chối một lần nữa, và bị theo dõi gắt hơn.
Cô nói, cô bị hăm dọa, “Xem đấy, cô sẽ bị xe cán nhé.”
Cô nói, cô bị hăm dọa, “Xem đấy, cô sẽ bị xe cán nhé.”
Sau khi việc làm của cô tự nhiên giảm hẳn, cô thấy căng thẳng, mất ăn mất ngủ. Cô nói, cô đưa chuyện cô lên mạng Weibo để bảo đảm rằng sinh mạng cô an toàn.
Cô Shao nói, “Tôi không thể tha thứ cho quân đội TQ, nơi lẽ ra bảo vệ người dân vậy mà lạm quyền để ép người dân làm cái này, cái nọ.”
Vào đầu tháng 11-2011, phóng viên Nhật tìm cách liên lạc với cô, nhưng không có trả lời từ điện thoaị di động của cô.
Cô đã không xuất hiện trên TV từ tháng 7-2011.
Bài viết đề ngày 1-8-2011 trên mạng Weibo đã bị xóa đi, và không có thông tin cập nhật nào nữa.
Trần Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét