Thu Lượng

Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương

Chính quyền Obama sẽ mở rộng các hoạt động kinh tế, quân sự và đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - thông điệp của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton trong Hội nghị thượng đỉnh APEC đang diễn ra tại Hawaii.


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: Những gì xảy ra tại châu Á trong những năm tới đây sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tương lai của Mỹ. Ảnh: Reuters


"Có một điều ngày càng rõ ràng hơn, đó là châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm chiến lược và kinh tế thế giới trong thế kỷ 21... " - bà Clinton khẳng định. 


Mỹ không thể đứng bên lề

Các quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ đều đã công khai những trọng tâm mới tại châu Á trong chính sách ngoại giao của Mỹ, đúng lúc Trung Quốc đang trỗi dậy cả về mặt kinh tế và quân sự.

Trong bài phát biểu của mình, bà Clinton đặc biệt nhấn mạnh và viện dẫn hệ thống xuyên Đại Tây Đương được củng cố bằng NATO (Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và các quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu, coi đó là một kiểu mẫu mà Mỹ tiếp cận tới châu Á. 

“Cũng như cách mà Mỹ đã đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành nên cấu trúc trên khắp Đại Tây Dương - và để đảm bảo rằng nó hiệu quả cho chúng tôi và cho tất cả mọi người - chúng tôi giờ đây triển khai điều tương tự với Thái Bình Dương” - bà Clinton nói.

Các yếu tố chính trong chiến lược của Mỹ sẽ bao gồm việc tăng cường hiện diện quân sự và các quan hệ an ninh song phương thắt chặt hơn với các quốc gia đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan; tiếp cận gần hơn tới các quốc gia đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia; mở rộng thương mại và thúc đẩy dân chủ. 

Ngoại trưởng Mỹ cũng gián tiếp cảnh báo Trung Quốc về các tuyên bố của mình về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.

“Những gì xảy ra tại châu Á trong những năm tới đây sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tương lai của Mỹ. Chúng tôi không thể chỉ đứng bên lề và để cho những người khác quyết định tương lai của mình”.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có mặt tại Hawaii để tham dự hội nghị. Theo nhận định của giới quan sát, ông Obama sẽ chủ trì các cuộc họp nhằm tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể, các lãnh đạo thế giới đang tìm cách bảo vệ khu vực châu Á - Thái Bình Dương khỏi bị tác động bởi các khó khăn kinh tế từ châu Âu.

Tổng thống Obama đang hy vọng sẽ thành lập một khu vực thương mại tự do với một số quốc gia trong khu vực này. Hiện nay, 21 thành viên của APEC đang chiếm tới 40% dân số thế giới và 44% thương mại toàn cầu.
Thu Lượng (theo WSJ/BBC)


Mỹ không nhường Thái Bình Dương cho ai hết

Nếu Mỹ có thể hoàn tất các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và lôi kéo Nhật tham gia, đây sẽ đánh dấu sự trở lại của Mỹ trong khu vực và xua tan những quan ngại rằng Mỹ đang nhường lại khu vực cho Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo của các một số nước lớn ở khu vực Thái Bình Dương đặt kỳ vọng vào Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra trong tuần này sẽ đạt được tiến bộ về việc xây dựng một khu vực tương mại tự do và sáng kiến xanh, những bước đi quan trọng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thay vì một kết cục hỗn loạn như Hội nghị thượng đỉnh G20.

Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đang duy trì tốc độc tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với 2,5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 60% thu nhập toàn cầu, và cung cấp những cơ hội thương mại khổng lồ.

Các cuộc thảo luận giữa 21 thành viên APEC về thương mại tự do có vẻ nhạt dần trong những năm gần đây khi nước Mỹ bị bào mòn bởi cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007-2008 và hoạt động can thiệp quân sự vào IraqAfghanistan.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đẩy nhanh hàng loạt các thỏa thuận thương mại đa phương trên khắp châu Á và phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

Hội nghị APEC diễn ra từ ngày 9-13/11 tại thành phố Tổng thống Mỹ Barack Obama nơi sinh ra, cũng là cơ hội để ông đưa nước Mỹ tái tham gia vào thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương trước sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.

Các quan chức thương mại Mỹ cho biết, họ đã tiến rất gần thỏa thuận về sáng kiến tăng trưởng xanh, thông qua cắt giảm thuế quan về hàng hóa và dịch vụ môi trường, như tấm pin năng lượng mặt trời và turbine gió, để giúp thúc đẩy công nghệ sạch.

Sáng kiến chính của Mỹ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, một hiệp định thương mại đang trong quá trình đàm phán giữa 9 nước, bên lề APEC, sẽ giúp đưa Mỹ vào trung tâm cấu trúc thương mại khu vực châu Á và tạo đối trọng với Trung Quốc.

Lúc này, có hai quá trình đang cạnh tranh nhau hướng tới hội nhập thương mại khu vực – một xoay quanh Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác; một tập trung quanh Mỹ và TPP.

Nếu Mỹ có thể hoàn tất các cuộc đàm phán TPP, và lôi kéo Nhật tham gia, đây sẽ đánh dấu sự trở lại của Mỹ trong khu vực và xua tan những quan ngại rằng Mỹ đang nhường lại khu vực cho Trung Quốc.



Trung Quốc và Nhật Bản

Mỹ đang tiến tới hoàn tất việc phác thảo những nguyên tắc chung TPP với Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Trong tuần này, Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có thể cũng sẽ khẳng định mong muốn tham gia đàm phán. Thủ tướng Yoshihiko Noda thể hiện ông muốn tham gia các cuộc đàm phán TPP nhằm thúc đẩy tăng trưởng tại một đất nước với dân số đang suy giảm và già hóa. Ông sẽ tổ chức hội đàm với Tổng thống Obama ở Honolulu.

Nhiều ngành ở Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ tham gia nếu không muốn tụt lại quá xa so với đối thủ Hàn Quốc, duy có ngành nông nghiệp phản đối bởi nó sẽ phá hủy ngành nông nghiệp Nhật Bản, vốn lâu nay vẫn được bảo hộ bởi thuế nhập khẩu cao.

Hisashi Yamada, kinh tế gia trưởng Viên Nghiên cứu Nhật Bản, nói, nếu không tham gia Nhật sẽ còn hứng chịu hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn: “Không thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do sẽ mang ý nghĩa tiêu cực cho nền kinh tế Nhật Bản, vốn đang rất khó khăn”.

Peter Scherr, phó chủ tịch điều hành phụ trách quan hệ chính phủ toàn cầu của JPMorgan Chase, nói, nếu Nhật Bản gia nhập, đây sẽ là một “thương vụ lớn”. Nó sẽ nâng các cuộc đàm phán do Mỹ đứng đầu và thúc đẩy diễn đàn đàm phán APEC, đưa tầm quan trọng của các thỏa thuận khu vực có ý nghĩa như một giải pháp thay thế cho vòng đàm phán Doha về thương mại toàn cầu đang đình trệ.

Đột phá đạt được sẽ giúp người ta quên đi Hội nghị thượng đỉnh G20 tuần trước, nơi các nhà lãnh đạo thế giới đã không thể đưa ra bất kỳ giải pháp nào cho việc vực dậy nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tổn thương nghiêm trọng sau khủng hoảng tài chính. Hội nghị G20 diễn ra trong bối cảnh hỗn loạn của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và các nước đang cố gắng ngăn chặn đà vỡ nợ của Hy Lạp.

Trung Quốc bày tỏ quan tâm đến ý tưởng thương mại tự do ở châu Á – Thái Bình Dương, nhưng cũng xem xét khả năng hội nhập khu vực khác và có thể không thoải mái khi tham gia đàm phán TPP, một nhóm do Mỹ chi phối và đòi hỏi phải mở cửa thị trường hơn nữa.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Khương Du, phát biểu: “Chúng tôi giữ thái độ mở đối với những sáng kiến có lợi cho hội nhập kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”.

“Cho dù chúng tôi có tham gia TPP hay không, chúng tôi cũng đang theo dõi sát sao những diễn biến liên quan đến hiệp định này, và sẵn sàng giữ liên lạc với các quốc gia thành viên khác”.

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các sáng kiến thương mại khu vực khác, Li Wentao, giáo sư Trung tâm nghiên cứu APEC của ĐH Nankai ở Thiên Tân, Trung Quốc, phân tích dù tiến trình đang đình trệ. Các cuộc đàm phán với Nhật Bản và Hàn Quốc có vẻ khả thi hơn nhưng với Australia thì đang gặp rào cản.

Đình Ngân dịch từ articles.economictimes.indiatimes.com

Không có nhận xét nào: