Gia Minh

2 tù chính trị được ân xá
source conganthanhhoa.gov
Trong số hơn 10 ngàn tù nhân thuộc danh sách đặc xá nhân dịp quốc khánh 2 tháng 9 sắp tới đây, có hai tù nhân chính trị là ông Nguyễn Văn Tính và nhà thơ Trần Đức Thạch.
Tù nhân trại giam Thanh Hóa (ảnh minh họa)
Hãng thông tấn AFP của Pháp trong bản tin vào ngày 29 tháng 8 trích dẫn phát biểu của các viên chức Việt Nam cho biết hai nhà đấu
tranh cho dân chủ trong nước nằm trong danh sách đặc xá kỳ này.
Đó là các ông Nguyễn Văn Tính và Trần Đức Thạch.
Tuy nhiên đến sáng ngày 30 tháng 8, thân nhân của ông Nguyễn Văn Tính khi được hỏi về thông tin đó cho biết vẫn chưa hay biết gì. Bà Dương thị Hài vợ của ông Tính phát biểu:

Tôi không biết gì cả, họ đâu có thông báo gì. Hôm tôi đi thăm chồng gần nhất là vào ngày 6 tháng 7, dự định sau ngày 2 tháng 9 sẽ đi thăm tiếp…

Ông Nguyễn Văn Tính

Ông Nguyễn Văn Tính năm nay 69 tuổi là một trong nhóm sáu người tại Hải Phòng bị kết án hồi ngày 9 tháng 10 năm 2009 với tội danh tuyên truyền chống Nhà Nước CHXHCNVN theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Ngòai ông Nguyễn Văn Tính, năm người còn lại là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Kim Nhàn, ông Nguyễn Văn Túc, ông Nguyễn Mạnh Sơn và anh sinh viên Ngô Quỳnh.

Theo cáo trạng thì vào tháng 8 năm 2008 nhóm này đã cho treo biểu ngữ và rải truyền đơn tại Cầu Lạch Tray Hải Phòng và Lai Cách Hải Dương. Nội dung của một biểu ngữ có nội dung kêu gọi bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, dân chủ- nhân quyền và đa nguyên đa đảng tại Việt Nam…

Ông Nguyễn Văn Tính bị kết án ba năm rưỡi tù giam. Tính đến nay thì ông chỉ còn nửa năm nữa là mãn hạn tù.

Nhóm này bị kết án với mức từ hai năm cho đến 6 năm tù giam. Ông Nguyễn Văn Tính bị kết án ba năm rưỡi tù giam. Tính đến nay thì ông chỉ còn nửa năm nữa là mãn hạn tù.

Ông Nguyễn Văn Tính từng viết thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu ra những
Ông Nguyễn Văn Tính bị kết án ba năm rưỡi tù giam ngày 9 tháng 10 năm 2009. RFA file
sai lầm của chế độ cộng sản, cũng như ông lên án cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc.

Ông từng bị kết án bảy năm tù hồi năm 1968 vì đã đứng ra thành lập đảng Nhân dân Cách Mạng.

Đối với những việc làm treo khẩu hiệu và rải truyền đơn kêu gọi bảo vệ lãnh thổ, đa nguyên đa đảng và dân chủ nhân quyền mà ông thực hiện với những người khác để rồi bị bắt và bị kết án hồi năm 2009, thì bà Dương thị Hài, vợ của ông Nguyễn Văn Tính, cho rằng việc kết án chồng bà về những họat động đó là bất công bởi tất cả chỉ xuất phát từ lòng yêu nước mà thôi:

Treo biểu ngữ chống lạm phát, chống tham nhũng, cho quần đảo Hòang Sa và Trường Sa; nhưng họ cứ cho là chống đối lại Đảng Cộng sản Việt Nam, họ cho là xấu  nên họ bắt thôi; chứ không có vấn đề gì cả. Đây là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Nhà tôi suốt cả cuộc đời cũng chỉ vì nứơc, vì dân. Một người dân yêu nước, đòi nhân quyền, cuộc sống ‘cơm no, áo ấm’ cho nhân dân …

Tôi thấy nhà tôi cũng như tất cả những người đó đều oan uổng quá; không có điều gì đáng gọi là xâm phạm đến Đảng cộng sản Việt Nam.

Nhà thơ Trần Đức Thạch

Nhà thơ Trần Đức Thạch, người nằm trong danh sách đặc xá đợt này, là người bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết án ba năm tù giam trong một phiên xử được cho biết chỉ kéo dài hai tiếng đồng hồ hồi ngày 6 tháng 10 năm 2009, cũng với tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.

Nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch. RFA file

Ông Trần Đức Thạch sinh sống tại Nghệ An, tuy nhiên vào tháng tư năm 2008 ông từng ra Hà Nội tham gia cuộc biểu tình với thân nhân của những gia đình ngư dân huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa bị phía Trung Quốc bắn chết hồi năm 2005 khi đi đánh bắt cá tại Vịnh Bắc Bộ.

Nhà báo tự do Dương thị Xuân, một người tham gia đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam lâu nay, có nhận xét về nhà thơ Trần Đức Thạch như sau:

Hôm ấy tôi với một số bạn nữa cùng anh Trần Đức Thạch chống rước đuốc Olympic ở chợ Đồng Xuân.

Tôi được biết anh là người tham gia giúp đỡ người dânn hiều. Ông cũng là nhà văn, nhà thơ đồng cảm với người dân.

Nhưng ở Việt Nam, họ rất lo sợ những người trí thức dám đứng lên đấu tranh cho người dân ‘thấp cổ, bé họng’. Lý do sợ bị tố cáo ra trước công luận thế giới; năm đó anh cùng cô Thanh Nghiên đến Hậu Lộc thăm những phụ nữ có chồng là ngư dân bị Trung Quốc bắn chết.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở tại New York, hồi năm ngóai lên tiếng cho biết, ông Trần Đức Thạch từng bị bắt 10 lần kể từ năm 1978.

Nhiều tác phẩm của nhà thơ Trần Đức Thạch được đánh giá có nội dung chống bất công, tham nhũng, lên án tình trạng vi phạm quyền con người tại Việt Nam.

Tại cuộc họp báo vào sáng ngày 29 tháng 8 vừa qua, thứ trưởng Bộ Công An, trung tướng Lê Quý Vương, cho biết không thể đưa ra con số những tù nhân đang bị giam giữ về tội vi phạm an ninh quốc gia. Ông này chỉ nói tổng số tù nhân tại Việt Nam hiện nay lên đến hơn 100 ngàn.

Vào tháng tư vừa qua, tổ chức Ân Xá Quốc tế, bày tỏ quan ngại về việc chính quyền Việt Nam tiếp tục giam giữ hằng chục nhà họat động và lên tiếng chỉ trích chính trị kể từ năm 2009.

Biện pháp trả tự do trước thời hạn cho hai ông Nguyễn Văn Tính và Trần Đức Thạch được cho hay diễn ra sau khi có những chỉ trích của quốc tế về các vụ việc bị cho là vi phạm nhân quyền tại Việt Nam gần đây. Trong đó có những vu kết án ba năm cựu giảng viên và blogger Phạm Minh Hòang, giữ nguyên án sơ thẩm bảy năm đối với tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, rồi đưa trở lại nhà tù linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý…
Gia Minh . 2011-08-30

Không có nhận xét nào: