Dân Làm Báo

Tiếng Dân Vang Vọng Cứu Nước
Dân Làm Báo 

Những lời hô của họ là tiếng vọng của núi sông, là tiếng voi trận sông Hát, là tiếng sóng Bạch Đằng, là hồi trống Đống Đa... đã đánh thức giấc ngủ mê muội của nhiều người, mở đầu cho một thời kỳ mới: thời kỳ của những người biết sống can trường. Buổi sáng mùa thu tháng tám ngày 21 ấy, bằng bước chân đi và trái tim bốc cháy - họ đã trở thành Những Người Viết Sử..
Năm 2011. 

Việt Nam dù chưa chính thức trở thành một khu tự trị của Trung Quốc nhưng trên thực tế đã nằm gọn trong vòng tay kiểm soát của đế quốc Trung Hoa. Chính phủ Việt Nam dưới sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản đã trở thành một loại triều đình chư hầu của Bắc Kinh. Với giải bùa yểm 16 chữ vàng và 4 tốt dán lên mảnh đất hình cong chữ S, Việt Nam từng bước rơi sâu vào quỹ đạo đen tối của bá quyền phương Bắc.

Một năm trước đó...

20 tỷ đô la hàng hóa từ Trung Quốc tràn ngập Việt Nam cộng thêm con số khổng lồ không kiểm chứng được tràn qua biên giới. Việt Nam trở thành nô lệ của Trung Quốc về kinh tế.
90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của Việt Nam được dâng cho Trung Quốc. Sợi dây thòng lọng mang tên Trung Quốc đã xiết chặt cổ Việt Nam.

1500km2 đất - bằng diện tích tỉnh Thái Bình, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc; quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa và biển Đông bị vẽ lại bằng hình lưỡi bò. Việt Nam đã ở vào ngưỡng cửa của Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm.

Rừng đầu nguồn, Biên giới, Tây Nguyên - những địa bàn chiến lược rơi vào tay Trung Quốc dưới danh nghĩa khai thác công trình, số lượng công nhân lao động Trung Quốc tràn ngập, trải rộng khắp nước. Quân thù đã mai phục trên mọi vùng của Tổ Quốc.
Tất cả là "thành quả" chung của 2 đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.

Trong khi đó đa phần nhân dân Việt Nam sống trong sợ hãi - kết quả của nhiều thập niên bị đàn áp bởi nền chuyên chính vô sản và chế độ công an trị. Một tầng lớp xã hội kết hợp với quan chức cộng sản khuynh đảo nền kinh tế quốc gia để cùng nhau trở thành tập đoàn tài phiệt tư bản đỏ, đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Quần chúng Việt Nam sau nhiều năm sống dưới một xã hội băng hoại và áp bức đã trở thành những con người vô cảm.

Việt Nam 2011 đã đứng bên lề của thảm họa Tân Cương, Tibet.

Giữa màn đêm đen tối và hiểm họa trở thành một khu tự trị của Trung Quốc, một số người Việt Nam dũng cảm đã đứng lên. Tháng 7, tháng 8 với 10 cuộc biểu tình xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược và đòi lại quyền yêu nước. 10 cuộc biểu tình liên tục chưa từng có trong lịch sử cai trị của đảng CSVN.
Ngày 21 tháng 8 năm 2011 - Biểu Tình Yêu Nước lần thứ 11.

Một bước ngoặc lịch sử đã xảy ra.

Lần đầu tiên nhà cầm quyền tại Hà Nội ra thông báo cấm người dân xuống đường yêu nước. Lần đầu tiên những thái thú thành Thăng Long đóng dấu vào bản thông báo vi hiến, phi pháp và công khai chính thức xác nhận bản chất Việt gian. Cũng là lần đầu tiên những con ưu tú Hà Nội xé bỏ tờ giấy mệnh lệnh phản quốc, đạp lên những kẻ đang quỳ đầu hướng về phương bắc bằng những bước chân hiên ngang của nòi giống Tiên Rồng: Xuống đường yêu nước lần thứ 11.

Bất chấp những răn đe áp dụng các "biện pháp cần thiết", bất chấp những khủng bố tinh thần của những "phái đoàn Việt gian" đến gõ cửa tận nhà hôm trước, họ xuống đường.

Bất chấp viễn ảnh tù đày, những cú đạp có thể tống vào mặt, những cái mũ chụp lên đầu là những kẻ bị kích động bởi các thế lực chống đối nhà nước, "chia rẽ quan hệ Việt Trung", họ xuống đường.

Bất chấp hơn 80 triệu người vẫn chìm đắm trong bóng đêm tự sợ hãi, cúi đầu cam phận về viễn ảnh một Tân Cương thứ hai, họ xuống đường.

Ai sẽ cứu lấy đất nước này nếu không phải chính ta? Vì thế họ xuống đường.

Họ bị lùa lên xe bus trong một buổi sáng còn lất phất mưa. Họ chen lấn để được nắm tay nhau trèo lên chiếc xe bus, cùng đi vào gian khó chia đắng nuốt cay. Từ trong xe họ ngẩng đầu hiên ngang cao giọng: Đả đảo Trung Quốc xâm lược, Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, Phản đối bắt người yêu nước, Bảo vệ những người yêu nước, Hoàng Sa Việt Nam, Trường Sa Việt Nam... 

Những lời hô của họ là tiếng vọng của núi sông, là tiếng voi trận sông Hát, là tiếng sóng Bạch Đằng, là hồi trống Đống Đa... đã đánh thức giấc ngủ mê muội của nhiều người, mở đầu cho một thời kỳ mới: thời kỳ của những người biết sống can trường.

Buổi sáng mùa thu tháng tám ngày 21 ấy, bằng bước chân đi và trái tim bốc cháy - họ đã trở thành Những Người Viết Sử.
Dân Làm Báo
 
Hai Mảng Màu Tương Phản Từ Hồ Gươm
Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Người chỉ huy

Hôm nay không có cảnh sát cơ động, chỉ có những băng đỏ, như băng đỏ hôm 17.07

Sexy trước tượng đài Lý Công Uẩn
Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu
 
Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu
 
Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Khen ai khéo vẽ trò vui thế?
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Công an lại áp giải Nguyễn Chí Đức
Dân Làm Báo 

Không có nhận xét nào: