Gác Thù Nhà, Đáp Lời Sông Núi

Gác Thù Nhà, Đáp Lời Sông Núi
Người Con Gái Việt Nam
Huyền thoại Trịnh Kim Tiến

Hình ảnh cô gái trẻ trong đoàn biểu tình đã làm thẫn thờ các PV nước ngoài.



Cô là Trịnh Kim Tiến. Cha cô là Trịnh Xuân Tùng đã bị công an đánh gãy cổ và sau đó giam tại trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (HN). Cuối cùng, ông đã qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Bệnh viện Việt - Đức. Hôm nay, cô gác tạm thù cha, xuống đường cùng đồng bào Hà Nội biểu tình phản đối TQ. Đây là lần thứ 5 cô tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.

 Phỏng vấn ‘hoa khôi’ biểu tình chống Trung Quốc

Tháng Bảy 26, 2011

HÀ NỘI ( Người Việt ) – Ngay sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ Tám liên tiếp tại Hà Nội hôm 24 tháng 7, cùng với nhiều hình ảnh biểu tình khác, trên các trang mạng xuất hiện hình ảnh của một thiếu nữ mặc áo dài trắng đeo biểu ngữ ‘Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam.’

Với gương mặt khả ái, cô được cộng đồng mạng ưu ái gọi bằng cái tên ‘hoa khôi’ hay ‘hoa hậu’ biểu tình chống Trung Quốc.

Tên của thiếu nữ đó là Trịnh Kim Tiến, một sinh viên ở Hà Nội.

Trịnh Kim Tiến là con gái ông Trịnh Xuân Tùng, người bị công an đánh gãy cổ rồi giam tại trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, sau đó qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Bệnh viện Việt – Đức.

Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, Trịnh Kim Tiến nói rằng, cô đi biểu tình với tư cách là một thanh niên Việt Nam, thể hiện tình yêu nước của một người trẻ tuổi, chống giặc ngoại xâm và cất lên tiếng nói nhỏ bé của mình để bảo vệ những ngư dân Việt Nam ngoài biển cả như bảo vệ máu thịt của mình.

Kim Tiến nói thêm, việc cô đi biểu tình không liên quan đến việc cha mình bị công an đánh chết.

Điều này cũng được Trịnh Kim Tiến viết trên trang Facebook cá nhân:

‘Hãy cứ coi em như một sinh viên yêu nước. Đừng coi em là Trịnh Kim Tiến vì ba bị công an đánh chết mà xuống đường. Em xuống đường chỉ vì em cảm thấy lương tâm em lên tiếng. Em cũng chỉ là một sinh viên, một thanh niên Việt Nam như bao nhiêu bạn khác đã cùng em tiến bước. Một tiếng lòng quá nhỏ trước hàng triệu triệu trái tim quê hương. Mặc kệ những ai cho em là bất mãn hay phản động, em vẫn tự hào vì lòng yêu nước trong sáng của mình…’

Kim Tiến cho hay, những người đi biểu tình đều có lòng yêu nước rất trong sáng, không hề suy tính gì. Và nếu như các nhân sĩ yêu nước kêu gọi, và đồng bào vẫn còn bị bắt bớ và đánh đập, thì cô sẽ vẫn tiếp tục tham gia biểu tình.

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM - SV Trịnh Kim Tiến:



Trịnh Kim Tiến, Người Con Gái Việt Nam
Nhạc & lời Dzuylynh



NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM
nhạc và lời Dzuylynh

(viết tặng sinh viên Hà Nội Trịnh kim Tiến )

Kính mời click nghe :


Có phải Em ? Nguời con gái hiên ngang !
Quên thù riêng ...theo Mệnh Nước lên đàng ...
Chính là Em ! Người con gái da vàng !
Đi giữa hàng người cất tiếng hô vang :
" Hãy xéo đi ! giặc Tàu phương Bắc !
Hãy quên đi mộng cướp biển tham tàn ...
Hòang,Trường Sa là đất của phương Nam
Hòang,Trường Sa là đất của Việt Nam ! "
Bốn nghìn năm cha ông cha ta dựng nước
Là dân Nam ta phải giữ cơ đồ !
Một nghìn năm nô lệ gông xiềng
Hận nghìn năm dân Việt đảo điên
Đất Việt Nam là đất của người Nam !
Biển Việt Nam là biển của dân Nam !!!
...Từ phương xa ngăn cách mấy đại dương
Thấy áo em bay giữa cờ gió lộng
Xin nghiêng mình tặng Em nhành Nguyệt Quế
Viết bài ca tặng Em Người Con Gái Việt Nam !
Gửi đến Em ! Người Con Gái Da Vàng !
Gửi đến Em ! NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM !


Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...
Ca khúc thời sự: NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM,
nhạc và lời của Cựu Tù Nhân Chính Trị, Chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH: DZUY LYNH...
Do chính tác giả trình bày ...
Xin mời Quý Vị cùng thưởng thức...


BMH
Washington, D.C


NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM
Nhạc và lời Dzuy Lynh
(viết tặng sinh viên Hà Nội Trịnh kim Tiến )
Kính mời click nghe :
Có phải Em ? Nguời con gái hiên ngang !
Quên thù riêng ...theo Mệnh Nước lên đàng ...
Chính là Em ! Người con gái da vàng !
Đi giữa hàng người cất tiếng hô vang :
" Hãy xéo đi ! giặc Tàu phương Bắc !
Hãy quên đi mộng cướp biển tham tàn ...
Hòang,Trường Sa là đất của phương Nam
Hòang,Trường Sa là đất của Việt Nam ! "
Bốn nghìn năm cha ông cha ta dựng nước
Là dân Nam ta phải giữ cơ đồ !
Một nghìn năm nô lệ gông xiềng
Hận nghìn năm dân Việt đảo điên
Đất Việt Nam là đất của người Nam !
Biển Việt Nam là biển của dân Nam !!!
...Từ phương xa ngăn cách mấy đại dương
Thấy áo em bay giữa cờ gió lộng
Xin nghiêng mình tặng Em nhành Nguyệt Quế
Viết bài ca tặng Em Người Con Gái Việt Nam !
Gửi đến Em ! Người Con Gái Da Vàng !
Gửi đến Em ! NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM !

Dzuylynh
California July.25.2011.


Monday, July 25, 2011
Dáng Đứng Việt Nam Trịnh Kim Tiến

Dáng Đứng Việt Nam Trịnh Kim Tiến

Hình cô gái trẻ Trịnh Kim Tiến
Bước giữa đoàn người gây hãnh diện
Bởi nỗi sầu cha nặng trĩu dằn
Do tình yêu nước cao vời hiến
Má hồng đấu cật ngắm an nhiên
Áo trắng chen vai bày thánh thiện
Chẳng mỹ từ nao tả xiết dùm
Niềm vui xúc cảm muôn lòng khiến

Vntvnd 
(25/07/2011)

Cô gái Hà Nội Trịnh Kim Tiến, trong lễ tang người cha bị công an đánh gãy cổ tại công đường và qua đời sau đó vào ngày 8/3/2011 và Trịnh Kim Tiến trong cuộc biểu tình ngày 24 tháng 7 năm 2011. Tấm hình "Thù nhà - Nợ nước" được loan truyền trên mạng về cô sinh viên Hà Nội Trịnh Kim Tiến, người tham gia biểu tình trong ngày 24/7, được cộng đồng Mạng phong tặng danh hiệu "Miss Áo dài Hoàng-Trường Sa", "Miss Biểu Tình", "Miss Biển Đông"...  - Lời Lê Diễn Đức-Facebook, ảnh : OnTheNet

Thán phục bạn Việt Đường
Đề tài chọn dễ thương
Làm Ma Nữ nổi hứng
Dẫu dở cũng cố cương 

THEO BƯỚC TRIỆU TRINH NƯƠNG
 
Theo gót Trinh Nương Trịnh Tiến tiến
Tàu phù bạt vía nhìn thần diện:
Thù cha hiếu nữ thân dù quên.
Nợ nước anh thư tâm muốn hiến.
Hăng hái chen vai dáng vững vàng
Hiên ngang sát cánh hình toàn thiện
Trông gương Dân Việt nức nao lòng
Đoàn kết vùng lên chẳng phải khiến

Tiến ! Tiến

Ma Nữ

Trịnh Kim Tiến
Thiếu nữ oai hùng chân vững tiến
Nào lo chức trách gìn phương diện
Thâm tình phụ tử khép lòng ghi
Đại nghĩa sơn hà dâng sức hiến
Chống lũ xâm lăng nước quật cường
Thù quân áp bức người lương thiện
Phất cờ Trưng Triệu tự ngàn năm
Cảm phục vài câu vung bút khiến

Ái Hoa
26/07/2011


Tiếng nói Quốc nội
Chim Quốc Quốc VNCH
Phỏng vấn chị Trịnh Kim Tiến
(con gái ông Trịnh Xuân Tùng đã bị công an đánh chết tại Hà Nội)


Di ảnh ông
Trịnh Xuân Tùng

Tóm tắt những chi tiết độc ác trong vụ trung tá công an đánh gẫy cổ anh Trịnh Xuân Tùng

Có thể, khi trung tá công an Nguyễn Văn Ninh giận qúa, có thể nổi nóng đánh người tàn nhẫn, nhưng khi mọi việc đã lắng động xuống, bản chất của một con người phải có lòng nhân từ, nhưng không, ông NVNinh vẫn tiếp tục hành hạ nạn nhân cho đến chết.  Bất cứ ai nghe qua câu chuyện này, đều nhận thấy chất "thú" trong con người của viên trung tá NVNinh này.  Có lẽ người ta nói đúng, trong chế độ CS này, những tên càng giữ những địa vị cao cấp càng vô cùng hung tợn.  Hãy nhìn Nguyễn Tấn Dũng xem, từng nắm giữ Bộ Công An để biết tên này cùng hung cực ác như thế nào.  Trước khi Dũng nắm Bộ Công An, bàn tay Dũng đã từng giết những kháng chiến quân yêu nước của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước do Lê Quốc Túy lãnh đạo, trong đó có anh Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch... Kế đến, cũng chính Dũng đã cầm đầu cuộc phục kích vào Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do ông Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, dẫn đến sự tự sát của ông HCM, nhạc sỹ Trần Thiện Khải, nhà văn Võ Hoàng... Dũng cũng từng cầm đầu trong việc bán bãi thâu vàng cho các cuộc vượt biển bán chính thức, trong có một số vụ cho nổ tàu, làm vô số người chết, và số vàng thâu được, đã xây dựng nên VietComBank ngày nay.

Tội ác của CSVN

Nợ máu phải trả bằng máu
11/03/2011
Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok

Phần âm than

Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức.

(Hình bên: Bị đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ ông Trịnh Xuân Tùng đã mất sau gần bảy ngày cầm cự. Source DanTri.com)
*
Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.

Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:
Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây

Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.

Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.

Chị Trịnh Kim Tiến

Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”, rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.

( Hình bên: Trịnh Kim Tiến và hình bố bị thảm sát, vì thương tích quá nặng ông Trịnh Xuân Tùng được chuyển từ bệnh viện Bạch Mai đến bệnh viện Việt Đức. Source danlambao.com )

*
Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.

Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?

Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…

Chị Trịnh Kim Tiến

Sau đây là những chi tiết rất độc ác trong vụ Trung Tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gẫy cổ anh Trịnh Xuân Tùng:


1) Trước hết, anh TXTùng chẳng có tội gì, ngoài vấn đề muốn trả tiền 100 ngàn cho việc vi phạm "không đội mũ an toàn" mà anh HùngXeÔm phải chịu trách nhiệm. Khi xe ôm dừng lại hoàn toàn, anh TXTùng đã mở nón an toàn ra khỏi đầu để dùng điện thoại di động nói chuyện với một người bạn. Khi mở nón an toàn ra thì trung tá công an NVNinh đã đến nơi bắt phạt anh HùngXeÔm về tội chở khách không đội nó an toàn. Trong khi cãi nhau với anh Hùng Xe Ôm, trung tá NVNinh tức giận bóp cổ anh HùngXeôm, anh TXTùng mới gỡ tay trung tá NVNinh ra và đồng ý nộp 100 ngàn tiền phạt. Trung tá NVNinh đòi phải trả đủ 150 ngàn, trong lúc trả giá 100 ngàn, tay anh TXTùng vô tình đụng vào mặt của trung tá NVNinh, thế là diển tiến cái chết xảy đến cho anh TXTùng.

2) Trung tá NVNinh dùng dùi cui và roi điện đánh đập anh TXTùng, rồi còn kêu 5-6 dân phòng đến đánh hội đồng cho đến anh TXTùng bị ngất xỉu.  Dùi cui đã đánh vào cổ làm gẫy xương cổ, đánh vào bụng còn để lại vết đen ngang bụng, tay chân bị sưng to theo những hình ảnh chụp được.

3) Khi nạn nhân đã bị ngất xỉu, có người đi đường khuyên chở đi bịnh viện cấp cứu vẫn không được, còn trói lại ở gốc cây vào lúc trưa, xong rồi kêu xe của công an chở về trụ sở công an để giam giữ, dù nạn nhân có than thở, kêu cứu cở nào cũng không chở đi bịnh viện, trong suốt thời gian giam giữ, lúc nào cũng bị còng số 8 và không cho uống nước.

4) Đến khi vợ con đem phở vào thăm anh TXTùng tại đồn công an, vẫn không được phép cho ăn phở.  Mọi van xin chở đi bịnh viện đều bị từ chối. Từ trưa mà đến khoảng 9-10 giờ tối mới chịu cho chở đi bịnh viện.  Trước khi chở đi bịnh viện còn bắt thân nhân của nạn nhân lau chùi hết tất cả những chất thải "ói mữa", "sùi bọt mép" của anh TXTùng ngay tại phòng giam.

5) Khi đem anh TXTùng đến bịnh viện Bạch Mai, chữa không nỗi, nên đem đến bịnh viện Việt Đức, nhưng anh TXTùng vẫn còn bị còng số 8 còng vào giường.  Theo quang tuyến, cổ bịnh nhân đã gẫy 2 đốt xương, làm sao trốn thoát được, mà vẫn còng anh TXTùng, qúa ư độc ác.

6) Từ ngày 28/2/2011 cho đến khi anh TXTùng qua đời ngày 8/3/2011, anh TXTùng vẫn còn mang còng số 8 cho đến khi chết mới được thả còng.  Trong thời gian 8 ngày này, cơ sở công an vẫn không có một lời chia buồn đến gia đình nạn nhân.  Mới đây, cơ sở công an có đến thắp nhang chia buồn và xin được bồi thường tiền thuốc men và ma chay bằng tiền mặt.  Cô Trịnh Kim Tiến đồng ý cho thắp nhang, nhưng không chấp nhận sự bồi thường.  Công an nghĩ đơn giản qúa, đồng tiền có thể mua được mạng sống của con người. Họ nghĩ họ đã từng dùng đồng tiền để mua chuộc gia đình anh Phạm Thành Sơn khi anh tự thiêu tại trụ sở Ủy Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng.

7) Những biểu ngữ đòi công lý cho anh TXTùng treo và dán trước cửa nhà, công an cũng ra lệnh tháo xuống hết.

8) Hiện tại thân xác anh TXTùng vẫn còn bị "giam" ở bịnh viện Việt Đức. Cái gọi là "giảm nghiệm tử thi" chỉ mất 1, 2 ngày là tối đa, ấy thế hôm nay đã 8 ngày rồi, xác vẫn chưa được giao hoàn cho gia đình nạn nhân.

Mong rằng qúy anh chị em trong và ngoài nước hãy gọi chia buồn, phúng điếu, và giúp đỡ đến với gia đình của ông Trịnh Xuân Tùng, qúy vị có thể liên lạc với chị Trịnh Kim Tiến với số điện thoại 0947526256.

Xin nói rõ, hiện tại, đang viết bài này, xác anh Tùng vẫn còn ở bịnh viện Việt Đức.  Mối lo của Nhà cầm quyền không dám trả xác lại cho gia đình, vì có thể sẽ có một đám táng vĩ đại nếu gia đình nhận xác.

Mong qúy anh chị em ở chung quanh khu vực Hà Nội và tất cả vùng phụ cận hãy tìm mọi cách để đến thăm gia đình nạn nhân tại số 525 Trần Khát Chân, Hà Nội, để chia sẻ nỗi đau thương của gia đình nạn nhân.

Sự quan tâm của tất cả qúy anh chị em cũng có nghĩa là chúng ta cùng lên án những hành động dã man của công an, đặc biệt là tên trung tá Nguyễn Văn Ninh, nhất quyết đòi công lý cho nạn nhân.

Chúng ta hãy cùng tham dự đám tang của anh Trịnh Xuân Tùng nếu có dịp, xin đừng bỏ qua, vì sẽ đến lúc chúng ta là nạn nhân của công an.  Năm ngoái thôi, đã có 15 người dân đã bị công an đánh chết ngay tại cơ sở công an.

Ngày 15 tháng 3 năm 2011


Thăm nhà nạn nhân bị trung tá công an đánh gãy cổ đến chết, oan khuất nghẹn lời

J. B. Nguyễn Hữu Vinh

 Điều gia đình được an ủi là trong đau thương của mình, gia đình đã được rất nhiều người từ khắp nơi từ Hải Phòng, Nam Định và nhiều nơi khác, dù không quen biết hoặc liên quan, nhưng thương tâm trước cảnh đau đớn, oan khuất này đã đến chia sẻ, động viên.

Sự việc được cô gái kể lại rành mạch, rõ ràng nhưng trong đó toát lên một sự thật hết sức cay đắng về thân phận người công dân đang sống trong đất nước này luôn được Hiến pháp và Pháp luật khẳng định bảo vệ.

Đã từng là nạn nhân của vụ hành hung bất nhân từ những nhân viên công lực, nếm trải những đau đớn về tinh thần và thể xác với vị thế của một công dân trong đất nước Việt Nam luôn được ca ngợi hòa bình, ổn định và an ninh, nhất là ở Thành phố Thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố Hòa Bình, tôi thấm thía những gì các nạn nhân phải chịu.

Nhận được tin có một nạn nhân chết oan khuất bởi sự lộng hành của viên Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, chúng tôi quyết định đến ghé thăm nhà nạn nhân, thắp nén hương cho linh hồn người đã chết oan khuất.

Căn nhà gần ngã tư Bạch Mai – Phố Huế cắt đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân chìm trong không khí buồn tê tái, dù bên ngoài vẫn nhịp sống sôi động, ồn ào.

Thắp lên nén hương cho người đã khuất, chúng tôi bần thần nhìn tấm di ảnh ông ngồi đó nhìn ra dòng người tấp nập đi lại như ngơ ngác, không hiểu lý do gì mình phải từ giã cuộc sống khi đang tuổi trẻ, sung sức để lại mẹ già và con dại.

Tiếp chúng tôi, cụ già mẹ nạn nhân đã hơn 90 tuổi, khóc nghẹn lời. Bà không thể nói được gì hơn ngoài dòng nước mắt cứ chảy chầm chậm trên đôi gò má nhăn nheo trước di ảnh người con thân yêu của mình.

Xung quanh nhà, một số bà con thân thích của người quá cố, cô con gái Trịnh Kim Tiến tiếp chúng tôi cho biết, mấy ngày qua, mẹ cô như người mất hồn, bà thì đã lớn tuổi, cô hết sức lúng túng khi người bố thân yêu khỏe mạnh đã ra đi oan khuất không thể nhắm mắt.

Cô ngồi kể lại cho chúng tôi nghe khá bình tĩnh, cô nói rằng cô không thể khóc lúc này, dù cô là con gái. Nhưng với hoàn cảnh gia đình với bà nội đã già hơn 90 tuổi, mẹ bị ngơ ngẩn như mất hồn kể từ khi sự việc xảy ra, em gái còn nhỏ, cô phải đứng lên nuốt nước mắt vào trong để làm trụ cột bất đắc dĩ cho gia đình mình trong lúc này.

Câu chuyện cô kể lại cũng như các phương tiện thông tin đã loan tải khi cô trả lời phỏng vấn, nhưng những chi tiết cô kể lại, làm chúng tôi không khỏi rùng mình vì cái chết đến đơn giản như thế và quan trọng hơn là sự vô cảm của những người đầy tớ nhân dân.

Những chi tiết chính có lẽ không cần nói thêm, nhưng những chi tiết như khi nạn nhân đã bị đánh đến bị liệt tứ chi vẫn bị giam giữ và mặc dù gia đình đã van xin nhiều lần, vẫn không được đưa đi cấp cứu. Ngay cả bát phở gia đình mua vào vẫn không cho nạn nhân ăn cho đến khi nguy cấp mang vào bệnh viện và nhịn đói cho đến khi chết.

Thậm chí, với một người đã liệt tứ chi khi đưa đi bệnh viện thì tay vẫn bị còng vào cáng! Và người nhà nạn nhân còn phải ở lại dọn dẹp phòng cho Phường trước khi đưa người cấp cứu ra đi vì bị giam cả buổi đã nôn vài sùi bọt mép làm bẩn nơi đó…

Quả thật là không còn gì để có thể chứng minh sự mất lương tâm và vô cảm hơn cả sỏi đá trước một mạng người dân.

Với tội ác đã gây ra như vậy, nhưng kể từ khi nạn nhân vào nằm viện từ 28/2 cho đến khi nạn nhân chết ngày 8/3 là cả một khoảng thời gian rất dài, viên công an này cũng như cơ quan công an Phường Thịnh Liệt không một lời thăm hỏi. Chỉ đến khi nạn nhân đã chết, thì mới cho người nhà đến đề nghị bồi thường tiền thuốc men và ma chay. Có phải họ nghĩ rằng với vài đồng tiền có thể làm được tất cả mọi thứ, có thể mua được mọi tội ác chăng?

Điều gia đình được an ủi là trong đau thương của mình, gia đình đã được rất nhiều người từ khắp nơi từ Hải Phòng, Nam Định và nhiều nơi khác, dù không quen biết hoặc liên quan, nhưng thương tâm trước cảnh đau đớn, oan khuất này đã đến chia sẻ, động viên.

Sự việc được cô gái kể lại rành mạch, rõ ràng nhưng trong đó toát lên một sự thật hết sức cay đắng về thân phận người công dân đang sống trong đất nước này luôn được Hiến pháp và Pháp luật khẳng định bảo vệ.

Sau bao chục năm chiến tranh, chiến đấu để xây dựng một đất nước giàu đẹp, một nhà nước của dân, do dân và vì dân, một nhà nước pháp quyền, lẽ nào, thân phận dân đen chỉ là như thế thôi sao?

Chia tay gia đình nạn nhân, người mẹ già nạn nhân nhìn chúng tôi qua làn nước mắt nói lời cảm ơn nhưng làm nhói lên trong chúng tôi nỗi đau, nỗi đau của sự oan uổng, lẩn khuất đằng sau cái chết của một con người, cái chết đến từ những kẻ mang danh “nhân dân”.

Video câu chuyện cô gái con nạn nhân kể lại về cái chết của cha mình:

Hà Nội, ngày 14/3/2011
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thông tin thêm về vụ công an phường Thịnh Liệt – Hà Nội đánh chết người.
Người buôn gió

Trước khi mất, lúc ở trong bệnh viện, ông Tùng nói với con rằng: - Bố thấy không thể sống được, bố sẽ chết, bố còn nợ tiền người này từng này, người kia từng kia…con phải trả cho bố. Bố bị thế này do ông Ninh đánh, con phải làm rõ khi bố chết rồi…

Ông Tùng xuống bến xe phía Nam để mua vé vào miền trong, là một tay chơi gà chọi, nghe điện báo ở miền trong có con gà hay. Ông Tùng đi xe ôm từ nhà vào khoảng 10 giờ 30 ngày 28-2- 2011.

Đến 16 giờ 30 cùng ngày, có một phụ nữ đến gặp và bà Nguyên Thị Miền vợ ông Tùng nói:
– Anh Tùng bị công an phường Thịnh Liệt đánh đau lắm, nhà xuống đó mà xem ngay đi.

Mẹ con nhà bà Miền vội đi xuống công an phường Thịnh Liệt, thấy bố bị xích chân, xích tay ở ghế trong công an phường Thịnh Liệt. Ông Tùng nói với con bố khát nước, con ông đi mua nước về nhưng công an không cho uống. Ông Tùng bảo bố đau lắm, con ông xin cho ông đi cấp cứu nhưng công an không cho đi. Nói là để làm việc xong đã. Lúc này có người không rõ là ai nói loáng thoáng trong đồn là ” giả vờ ăn vạ đấy, đau gì đây”

Gia đình tiếp tục xin cho ông Tùng đi cấp cứu, nhưng công an phường bảo là giờ không có người đưa đi. Gia đình xin họ tự đưa đi , có công an giám sát cũng không được. Gia đình xin được gọi bác sĩ đến khám nhưng công an bảo ”không được”

Gia đình mua phở, nước nhưng công an cũng không cho ông Tùng ăn uống gì.
Ông Tùng bảo nhà rằng đau lắm, công an Nguyễn Văn Ninh nói:
– Ban nãy mày còn to mồm lắm cơ mà. Ai đỡ cho mày, cho mày mấy cái vả.
Sau đó công an Ninh lên xe máy đi mất.

Khoảng 21 giờ hơn cùng ngày lúc này ông Tùng đã liệt tứ chi, công an đưa ông đi bệnh viện nhưng vẫn cẩn thận xích tay vào cáng cứu thương. Công an bắt vợ ông Tùng phải dọn dẹp chỗ ông Tùng bị xích và đã nôn ọe ra đấy.

Vào đến viên, công an vẫn nói với gia đình ông Tùng không có việc gì đâu, chup ảnh chẳng thấy gì cả. Nhưng bác sĩ bệnh viện đã không cho ai được đụng vào đầu ông Tùng vì có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng, lúc đó gia đình đã lường thấy mức độ nghiêm trọng.
Ông Tùng nằm chữa trị bệnh viện đến 6 giờ 25 sáng ngày 8-3 thì vĩnh viễn ra đi do gẫy đốt sống cổ tại bệnh viện Việt Đức ( Bạch Mai đã sơ cứu và chuyển về Việt Đức vì ở đó có khoa xương chuyên môn cao). Hiện nay những tấm phim X Quang chụp bệnh tình ông Tùng gia đình chưa được xem.

Ngày 9-3, khi ông Tùng mất. Gia đình nhà công an Ninh có đến xin chịu phí tổn mai táng.
Gia đình nhà ông Tùng không chấp nhận, nói mọi việc chưa rõ ràng.
Chiều 10-3 công an quận Hoàng Mai đến khuyên nhủ tận tình gia đình nhà ông Tùng đại khái rằng.

– Thôi thì ông Tùng cũng đã rồi, gia đình nên mai táng ông ấy sớm mồ yên mả đẹp , mọi việc có thế nào thì đâu sẽ có đó. Việc giám định thì chưa biết đến bao giờ mới có kết luận. Giờ để ông như thế cũng không nên.

Nhưng gia đình chưa nghe, vì gia đình ông Tùng muốn được pháp y kết luận trước khi đem ông Tùng đi mai táng. Hiện nay thi thể ông Tùng vẫn nằm tại nhà xác bệnh viện Việt Đức.

Trước khi mất, lúc ở trong bệnh viện, ông Tùng nói với con rằng;

– Bố thấy không thể sống được, bố sẽ chết, bố còn nợ tiền người này từng này, người kia từng kia…con phải trả cho bố. Bố bị thế này do ông Ninh đánh, con phải làm rõ khi bố chết rồi.

Con của ông Tùng, cô gái Trịnh Kim Tiến, sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội. Liệu lời trăn trối của ông Tùng có quá sức với cô sinh viên ?

Đại tá Chung, trưởng phòng điều tra công an Hà Nội nhận trách nhiệm điều tra vụ này, nhân chứng và gia đình ông Tùng liên tục bị triệu lên số 7 Thuyền Quang để khai báo nhiều lần về sự việc. Trong lúc hỏi cung, công an Hà Nội vẫn khuyên nhủ không nên làm quá sự việc, mọi sự cũng đã rồi.
Hiện nay gia đình chưa định ngày đưa tang.
Người dân lên tiếng. Công an: gỡ xuống ngay!
Dân làm báo
Sáng nay, 10-3-2011 tại 252 Trần Khát Chân- Hai Bà Trưng, Hà Nội, những tấm băng rôn đã được giăng lên. Hình ảnh bà cụ 90 tuổi ngồi khóc con chết oan nghiệp dưới bàn tay khát máu của Công An đã làm đau lòng và bức xúc tất cả mọi người.
Nhiều người dân đã tụ tập, đến hỏi thăm và ai cũng thương tâm lẫn phẫn nộ trước cái chết oan nghiệt của ông Trịnh Xuân Tùng và hành động giết người dã man của tên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh.

Đây, tiếng nói của gia đình nạn nhân, nó cũng là tiếng nói của những người yêu chuộng công lý, tôn trọng pháp luật và lẽ phải: Đề nghị pháp luật xử lý nghiêm minh công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết người vì không đội mũ bảo hiểm:
Những biểu ngữ bày tỏ những nguyện vọng chính đáng này chiều nay đã bị CA tháo gỡ và lấy đi.

Mạng sống của người dân quá bọt bèo dưới con mắt của đảng và nhà nước. Công an trở thành đám kiêu binh còn hơn thời chúa Trịnh. Hết người này bị đánh chết đến người khác. Bản án 7 năm tù giam dành cho tên thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp giết người ở Bắc Giang chưa kịp ráo mực thì những dùi cui đập xối xả lên đầu người dân lại tiếp tục.

Đau thương này còn kéo dài đến bao giờ!?
 Những đòi hỏi chính đáng trên đã được lệnh gỡ xuống. Đất nước này, dưới sự lãnh đạo của đảng và dùi cui của công an, người dân VN không có quyền bày tỏ thái độ, nguyện vọng, đòi hỏi. Cái đầu của người dân, đảng chỉ muốn gói trọn trong việc: gật gù với những điều đảng nói và đổ máu dưới dùi cui của công an còn đảng còn mình.

Đau thương này sẽ còn tiếp tục.
Mới tuần trước Dân Làm Báo đã viết bài “Dân mình sẽ còn bị công an giết dài dài!”
 
vạch rõ sự bao che những hành động thủ ác của công an bởi đảng và nhà nước qua Điều 298 – Bộ Luật Hình sự như sau:

1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Chỉ cần có thế!
Mọi sự giết người của bất kỳ công an nào, dù có dã man, tàn án đến đâu đều có thể đóng khung trong cái gọi là “hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”. Dù có đánh chết ngoài đường, bóp cổ trong bụi cứ đem về đồn để đóng dấu thi hành công vụ.

Một mạng người cùng lắm đổi lại tối đa 7 năm hoặc 12 năm. Hậu quả nghiêm trọng = 7 năm đồng nghĩa với cái chết của anh Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang. Hậu quả RẤT nghiêm trọng = 12 năm đồng nghĩa với bỉ ổi và khốn nạn của những kẻ làm luật lẫn thi hành luật.

1 năm cho đến 5 năm sau tiếp tục đảm nhiệm CHỨC VỤ đồng nghĩa với tiếp tục mang danh hiệu công an NHÂN DÂN trong sự nghiệp đe dọa, hành hung, trấn áp, khủng bố, giết hại dân lành để Còn Đảng Còn Mình.

Dân mình sẽ còn bị công an giết dài dài!. Nhưng xin đừng nghĩ nó sẽ là anh/chị/cô/chú dân đen nào đó chứ không bao giờ là mình, hay là đứa con trai ngoan ngoãn sắp lấy vợ, hoặc là cô con gái xinh đẹp đang sắp vào đại học… Anh Nguyễn Văn Khương nếu còn sống chắc cũng nghĩ như thế. Nhưng anh đã chết năm anh 21 tuổi. Điều 298 của Bộ Luật Hình sự đã tiếp tay vào việc giết anh.

Và sẽ tiếp tục giết chết nhiều người.
Bi kịch lại được lập lại: Ông Trịnh Xuân Tùng bị đánh gẫy hai đốt xương sống cổ, liệt tứ chi, cơ hô hấp tắc nghẽn đường phổi, nằm bất động giữa đường, vẫn bị lôi về đồn công an. Ông chết vì “chống người thi hành công vụ”.
Tên công an giết người bị đình chỉ công tác 3 ngày!!!
và những băng rôn, khẩn nguyện chính đáng của người dân đã bị thủ tiêu bởi tập đoàn thủ ác.
25/03/2011
Người buôn gió
 
"Đám em ông Hải đứng bên ngoài nói chuyện, lúc này họ nghĩ Lái Gió là người qua đường, nên họ vô tư tính đủ mưu kế nào là ban nãy chèn xe bọn nó (ý nói xe giáo dân Thái Hà) để chúng nó dính đèn đỏ, nào là tí nữa cho hai thằng đi xe máy chạm xe nó rồi oánh luôn, nhốt hết cả xe lẫn người, rồi vụt vỡ mẹ đèn xe nó đi..." - Cảm ơn anh Lái Gió đã đi “điền dã” đúng cách, nhờ đó mà phơi ra đúng ngôn ngữ chợ búa có thực của những kẻ nhận đồng lương từ tiền thuế của dân để suốt ngày thực thi lệnh trên là... đối phó với dân chúng bằng dùi cui và gậy, thậm chí cả súng.

Bauxite Việt Nam

Trong bản điếu văn mà nhân viên nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn đọc, lý do ông Tùng qua đời là do ''tai nạn''.

Hiện diện tại nhà tang lễ Thanh Nhàn có đến 50-60 người ''thi hành công vụ'', nếu cộng thêm cả những người dẹp đường nữa thì con số phải đến 100. Đi qua mỗi nút ngã tư giao thông lại có hàng chục cảnh sát đứng đẹp dường cho đoàn tang đi quanh thuận tiện ''nhanh chóng''

Một đám tang được tổ chức nhanh gọn, lúc đưa thi hài ông Tùng về quê, trên đường đi số người thì hành công vụ còn lại khoảng 30-35 người đi theo. Họ đi bằng xe ô tô biển xanh, biển trắng và nhiều xe gắn máy. Thật trớ trêu một trong những người đi vì nhiệm vụ này không đội mũ bảo hiểm suốt mấy chục cây số.
Khi đến nghĩa trang quê nhà ông Tùng, đã có lời qua tiếng lại giữa một xe ô tô của đoàn giáo dân Thái Hà đi viếng với xe của ông Hải
 
Ông Hải đeo kính trắng, người có vẻ là đàn anh của rất nhiều nam thanh niên đi dự đám tang.
Chính ông Hải nói với giáo dân Thái Hà khi họ đang chất vất lái xe của ông chèn họ trên đường rằng;

- Tôi là anh chúng nó.
Lúc này Lái Gió đi một mình bằng xe máy, có đến can hai bên, khuyên mọi người tôn trọng đám tang. Đoàn giáo dân Thái Hà đã thôi không tranh cãi và đi vào trong nghĩa trang.

Đám em ông Hải đứng bên ngoài nói chuyện, lúc này họ nghĩ Lái Gió là người qua đường, nên họ vô tư tính đủ mưu kế  nào là ban nãy chèn xe bọn nó (ý nói xe giáo dân Thái Hà) để nó chúng dính đèn đỏ, nào là tí nữa cho hai thằng đi xe máy chạm xe nó rồi oánh luôn, nhốt hết cả xe lẫn người, rồi vụt vỡ mẹ đèn xe nó đi....

Rất nhiều tinh toán của đám em ông Hả lọt vào tai Lái Gió khi đứng lẫn trong họ. Đợi họ nói xong, Lái Gió mới nhẹ nhàng nói với người lớn tuổi nhất trong số họ.

- Tôi gọi anh bằng anh vì anh hơn tuổi tôi, câu chuyện các anh vừa nói tôi nghe thấy hết. Tôi chỉ nói các anh rằng, đây là đám tang, người ta đưa đến đây xong thì họ về. Các anh không nên làm những gì không phải.
Nói rất nhẹ nhàng, mấy anh đó sững người ra vì không ngờ lại chủ quan để mình nghe thấy, chắc đoán mình quen nhóm giáo dân, anh lớn tuổi điên quá chả nói gì, chỉ biết quát
- Không nói chuyện với bọn phản động chúng mày.
Lái Gió nghe chỉ cười nói
- Còn gặp phản động nhiều.
Phải đợi xe ô tô của giáo dân Thái Hà ra, rồi đi đằng sau xe họ đề phòng có chuyện gì. Không biết ông Hải là ai mà các đàn em dữ dằn thế, đã chèn xe lại còn tính chuyện gây sự đánh nhau, đập vỡ đèn. Rất may là không có chuyện gì xảy ra.
Đây là lần đầu tiên mình nghe trực tiếp ''họ'' gọi mình là ''phản động''
Buồn lại là lúc đi đưa tang một người chết vì dùi cui công an.

N.B.G
 
Để soi tỏ cho hiện tượng đám tang ông Tùng sao có nhiều kẻ lạ mặt đi đưa tang đông thế (bài trên) xin xem lại bài dưới đây từ báo Người cao tuổi:Trung tá công an đánh người dẫn đến cái chết thương tâm

Trần Lê Dân
16 giờ 30 ngày 28-2-2011, chị Trịnh Kim Tiến ở 525 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội được tin báo bố là ông Trịnh Xuân Tùng đang bị công an phường Thịnh Liệt đánh và bắt giữ.

Chị vội cùng với mẹ là bà Nguyễn Thị Miền, em gái Trịnh Cẩm Tú và bạn của Tú đến ngay trụ sở CA phường. Chị thấy ông Tùng ngồi trên ghế, chân buông thõng, tay bị còng, luôn mồm kêu: "Đau quá, tay chân liệt mất rồi, cho tôi đi khám...". Chị Tiến hỏi một sĩ quan công an phường mặc thường phục: "Anh ơi! Bố em vi phạm gì? Bố em bị làm sao thế này?". Anh công an đáp: "Ông ấy phạm tội gây rối, chẳng ai làm gì ông ấy hết, không sao cả". Chị Tiến xin công an cho phép gia đình đưa ông Tùng đi khám nhưng không được.
 
Chị Trịnh Kim Tiến trước bàn thờ bố là ông Trịnh Xuân Tùng.

Chị Trịnh Kim Tiến trở về nhà, lần thứ hai quay lại thì thấy bố mình ngã xuống đất. Chị và người bạn đỡ ông Tùng lên ghế, xin cho ông Tùng đi khám. Công an vẫn từ chối. Chị về nhà báo tin cho gia đình. 19 giờ 30, chị và người cô là Trịnh Tuyết Nhung lại đến trụ sở công an, mua bát phở cho ông Tùng. Anh công an đặt bát phở lên bàn, quát ông Tùng: "Dậy mà ăn đi, đừng giả vờ". Ông Tùng kêu đau, bà Nhung xót ruột khẩn khoản xin phép cho ông Tùng đi khám. Anh công an nói phường hiện quá nhiều việc, phải xong hết việc mới cho đi khám được. Cô Nhung năn nỉ xin mời bác sĩ tư đến khám, công an cũng không cho. Ông Tùng kêu khát nước, anh công an cho phép người nhà đi sang đường mua nước cho ông. Lúc đó có 2 người đi vào, một người là Trung tá Nguyễn Văn Ninh, là người đã xô xát với ông Tùng. Ông Ninh nói lớn: "Lúc nãy mày to mồm lắm cơ mà, cho mày mấy cái vả ấy!" Đến khoảng 21 giờ 30 người nhà mang chăn vào đắp cho ông Tùng, công an chuẩn bị đưa ông Tùng đi bệnh viện. Tuy nhiên, các anh công an vẫn cho là ông Tùng giả vờ, không cho người nhà đi theo mà bắt phải ở lại dọn dẹp phòng vì

ông Tùng sùi bọt mép và nôn ra sàn. Gia đình gọi điện cho chị Tiến, chị vội đến Bệnh viện Bạch Mai, thấy ông Tùng vẫn bị còng tay trên cáng, có công an đi theo. Bác sĩ khám nghi là chấn thương cột sống, đề nghị chụp cộng hưởng từ. Ngày 1-3, bệnh trạng ông Tùng ngày càng nặng, ông trăng trối dặn con: Bố còn nợ người này, người kia bằng ấy tiền, con lo trả cho bố... Chiều 1-3, khi ông Tùng chuyển sang Bệnh viện Việt Đức thì tình trạng ông đã rất nguy kịch. Bác sĩ cho biết ông bị liệt tứ chi, chấn thương đốt sống cổ số 4 và 5, sốc tuỷ có thể dập tuỷ, có thể chết bất cứ lúc nào. Bác sĩ đề nghị mổ, còn nước còn tát. Ngày 2-3 các bác sĩ mổ cho ông Tùng, nhưng sau đó tình trạng ngày càng xấu và ngày 8-3 thì ông qua đời.

Chúng tôi đã đến bến xe Giáp Bát, nghe những người chứng kiến vụ xô xát giữa ông Trịnh Xuân
 
Ông Tùng vào bệnh viện vẫn bị công an khoá tay.

Tùng và ông Nguyễn Văn Ninh kể lại. Chuyện rất đơn giản: Ông Tùng nhờ ông Phạm Quang Hùng là xe ôm đưa mình đến bến xe để đi vào Nam. Đến bến xe Giáp Bát, ông Hùng dừng xe, nghe điện thoại. Ông Ninh thấy vậy đến rút chìa khoá, giữ xe đòi nộp phạt. Mấy người tranh cãi nhau, người bắt nộp phạt 150.000 đồng, người bảo không đáng nộp phạt. Rồi xin giảm mức phạt xuống 100.000 đồng. Ông Ninh giữ xe bảo đến chiều giải quyết. Ông Hùng cãi lại nên ông Ninh xông vào bóp cổ người lái xe ôm. Ông Tùng nắm tay ông Ninh kéo ra nói: Ông là công an, sao lại đánh người? Trong lúc co kéo, tay ông Tùng va vào mặt ông Ninh. Ông Ninh rút ngay dùi cui đánh mạnh vào gáy ông Tùng làm ông Tùng ngã vật xuống. Ngay lập tức ông Ninh gọi 4-5 người lực lượng dân phòng xông vào đấm đá ông Tùng rồi khoá tay vào gốc cây, sau đó đưa về trụ sở công an phường. Những người chứng kiến sự việc cho biết, ông Ninh là Phó trưởng CA phường Thịnh Liệt. Họ rất ngạc nhiên với cách hành xử của ông Ninh. Khi hỏi anh em xe ôm ở bến xe, chúng tôi được họ cho biết: Ở bến xe này công an, dân phòng đánh người là "chuyện thường ngày ở huyện". Chúng tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền làm rõ vụ việc, xử lí nghiêm minh theo pháp luật để phòng ngừa những vụ tương tự có thể xảy ra, gây hậu quả xấu cho người dân và dư luận xã hội.

T.L.D

Và đây, tin thêm về các cậu "con trời"- Những kẻ được thể quậy tưng bừng làm dân khiếp đảm khi mà... thượng cũng chẳng yên thì nói gì hạ: Báo cáo Bộ Công an vụ phó phòng CSGT đánh tài xế taxi
 
(NLĐO) – Liên quan đến vụ thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang, đánh tài xế taxi Mai Linh, ngày 24-3, đại tá Nguyễn Hoàng Diệu, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, cho biết: "Vụ việc này còn nhiều vấn đề phức tạp cần được làm rõ nhưng chúng tôi sẽ sớm kết thúc, hoàn tất báo cáo để chuyển về Bộ Công an".

Sáng cùng ngày, đại diện Ban Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang cùng các phòng - ban chức năng đã có buổi làm việc với đại diện Ban Giám đốc Công an TP Cần Thơ, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Cần Thơ và Công an quận Cái Răng xung quanh vụ thiếu tá Thắng.

Buổi làm việc này nhằm nắm thông tin kết quả điều tra, xác minh bước đầu của Công an TP Cần Thơ về vụ thiếu tá Thắng đánh tài xế taxi đêm 20-3; sau đó còn buộc một chiến sĩ CSGT phải… quỳ gối trước mặt mình...

Hiện thiếu tá Thắng đã có bản tường trình nhưng chưa rõ ràng. Đây sẽ là căn cứ để ngày 25-3, cơ quan chức năng tiến hành họp kiểm điểm và xem xét xử lý. 
C.L.
NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM -  Huyền thoại Trịnh Kim Tiến

Không có nhận xét nào: