Đường Lưỡi Bò trên Science – tạp chí khoa học hàng đầu thế giới
Biểu tình trước Ðại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Hình: Reuters |
Trong số ra ngày 29 tháng 7 năm 2011 tạp chí Science đã đăng bài “China’s Demographic History and Future Challenges” có kèm hình bản đồ của Trung Quốc với đường lưỡi bò (U-shape lines) trên trang 584 (trang 5 của bài) khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông (mà họ gọi là Biển Nam Trung Hoa).
Science tờ báo khoa học xuất bản hàng tuần danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Nó có mức phát hành cao nhất so với tất cả các tờ báo khoa học trên khắp hành tinh với lượng độc giả thường xuyên lên tới hơn 1 triệu người.
Science tờ báo khoa học xuất bản hàng tuần danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Nó có mức phát hành cao nhất so với tất cả các tờ báo khoa học trên khắp hành tinh với lượng độc giả thường xuyên lên tới hơn 1 triệu người.
American Association for the Advancement of Science (AAAS), tổ chức khoa học lớn nhất trên địa cầu, là chủ nhân của tờ Science. Được thành lập năm 1848, AAAS phục vụ khoảng 262 tổ chức khoa học và viện hàn lâm có liên quan trên khắp thế giới và phụng sự khoảng 10 triệu người.
Trên trang web của mình, AAAS đưa ra sứ mệnh của tổ chức trong đó ghi “AAAS hướng tới mục tiêu phát triển khoa học, kỹ thuật, và các phát minh khắp thế giới nhằm phục vụ lợi ích của tất cả mọi người.” Để thực hiện sứ mệnh này, Ban lãnh đạo AAAS đã đặt ra 09 mục tiêu, trong đó mục tiêu thứ hai ghi rất rõ: AAAS hướng tới việc “thúc đẩy và bảo vệ tính chính trực (integrity) của khoa học và việc sử dụng khoa học” (mục tiêu thứ 2).
Bài “China’s Demographic History and Future Challenges” của Xizhe Peng (hiệu trưởng của trường School of Social Development and Public Policy, Fudan University, Shanghai, China. E-mail: xzpeng@fudan.edu.cn) vốn chỉ nói về vấn đề dân số của Trung Quốc và không liên quan gì tới chính trị. Tuy nhiên, khi đưa ra bản đồ phân bổ dân số của Trung Quốc, thì Xizhe Peng lại đưa ra các bản đồ có hình lưỡi bò thể hiện rất rõ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng Biển Đông.
Có thể hiểu một Hiệu trưởng của một đại học Trung Quốc như Xizhe Peng có thể bị những áp lực nhất định khi phải dùng bản đồ Trung Quốc như thế nào. Vì thế, Xizhe Peng có thể phải hi sinh tính chính trực của mình vì áp lực của chính quyền. Nhưng cũng có thể là một người Trung Quốc đậm tinh thần dân tộc chủ nghĩa, Xizhe Peng đã chủ động dùng bản đồ này mà chẳng có bất kỳ áp lực nào từ phía chính quyền Trung Quốc. Bất kể con người Xizhe Peng như thế nào, và ông ta bị áp lực gì, ông ta có quyền gửi lên Science những gì ông ta viết.
Vấn đề kỳ quái là ở chỗ một tạp chí khoa học có uy tín bậc nhất thế giới như Science, được xuất bản bởi AAAS, một hiệp hội khoa học đặt sứ mệnh của mình là “thúc đẩy và bảo vệ tính chính trực (integrity) của khoa học và việc sử dụng khoa học” lại, không rõ vô tình hay cố ý, trở thành kênh quảng cáo cho tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông – một tuyên bố mà cả thế giới tiến bộ hiện nay đang lên án.
Science là một tạp chí có “peer reviews”. Tức là khi Xizhe Peng gửi bài cho Ban biên tập của Science, Ban biên tập phải đọc và chuyển cho ít nhất 2 chuyên gia trong lĩnh vực mà bài báo của Xizhe Peng viết để đánh giá, phản biện, và đề xuất lên Ban biên tập của Science về việc cho đăng hay không. Ban biên tập sẽ đọc lại lần cuối và ra quyết định cuối cùng về việc nên cho đăng hay không. Quy trình này tương đối khắt khe, và tỷ lệ bài bị từ chối bởi những tạp chí như Science là rất cao, có khi lên tới 95% hoặc hơn.
Thế nhưng những chuyện ngu xuẩn như việc in bản đồ của Xizhe Peng cung cấp trong đó có tuyên bố chủ quyền trong vùng đang có tranh chấp quốc tế vẫn xảy ra. Và việc này là không thể chấp nhận được. Chỉ có 3 cách giải thích:
(1) AAAS đã trở thành một tổ chức mang khuynh hướng chính trị chứ không còn tôn trọng tính trung lập của khoa học. Điều này là hầu như không thể xảy ra được.
(2) Ban biên tập và các chuyên gia đọc duyệt bài của Xizhe Peng làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu kiến thức, và/hoặc ngây thơ về mặt địa chính trị. Điều này có thể xảy ra, nhưng cũng cực kỳ đáng chê trách vì chủ đề tranh chấp ở Biển Đông đã trở nên nóng bỏng khắp thế giới trong cả nửa năm qua mà họ lại không biết gì.
(3) Những cá nhân này bị ảnh hưởng bởi tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc và đã nhắm mắt làm ngơ và chấp nhận để Xizhe Peng dùng bản đồ này trong bài. Lý do này có thể gần với sự thật nhất.
Bất kể vì lý do gì, sai lầm của tờ Science trong số ra ngày 29 tháng 07 vẫn không thể chấp nhận được. Và tất cả những người Việt Nam, người Philippines, và những người có lương tri tiến bộ trên khắp thế giới, phải lên tiếng để Science thực sự là một tờ tạp trí trung lập về khoa học và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông phải được phản ánh một cách khách quan nhất trên mọi ấn phẩm báo chí, truyền thông, và khoa học trên khắp thế giới.
T.V.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét