Gia Minh

Cuộc gặp gỡ của nhân sĩ trí thức với sinh viên Việt Nam tại Singapore

Sinh viên Việt Nam tham quan thành phố
và tượng sư tử biển Merlion biểu tượng nổi
tiếng nhất Singapore. Ảnh minh họa.
 Source nld.com.vn
Cuộc gặp gỡ trao đổi giữa một số những trí thức có tiếng trong và ngòai nước cùng những sinh viên, thanh niên Việt Nam đang học tập và làm việc tại Singapore diễn ra vào chiều chủ nhật ngày 21 tháng 8 ở Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.

Gia Minh tường thuật một số ý chính tại cuộc trao đổi và ghi nhận phản hồi của một vài thành viên trẻ




Chia sẻ tình hình thực tiễn về kinh tế chính trị

Chừng 100 bạn trẻ hiện là sinh viên Việt Nam hiện đang theo học các chuyên ngành khác nhau tại các phân khoa Đại học quốc gia Singapore, cùng những thanh niên trẻ Việt Nam đã tốt nghiệp và làm việc tại xứ sở này đã đến với sinh họat được chính một số các bạn thừa nhận là trải nghiệm lần đầu tiên trong đời.

Cụ thể đây là lần thứ nhất họ được gặp gỡ và nói chuyện cùng một lúc với nhiều vị trí thức khá nổi tiếng cả trong và ngòai nuớc. Đó là những vị nhân sĩ trí thức từ trong nước đến như các bà Phạm Chi Lan, Minh Hạnh, bà Bùi Trân Phượng- hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen…, các ông Nguyên Ngọc, ông tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung…. Rồi các vị trí thức đến từ các nước như Mỹ là ông Vũ Quang Việt, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, từ Nhật là tiến sĩ Trần Văn Thọ, từ Pháp như ông Trần Lưu Cường…, từ Australia như Phạm Hữu Tài….

Cuộc gặp gỡ, trao đổi kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ truớc hết bắt đầu với những câu hỏi về nhận định vai trò của Việt Nam trong một thế kỷ được nhiều người cho là thế kỷ của châu Á, mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc nhất là đề tài nóng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông… Trước những cơ hội và thách thức đang hiện hữu Việt Nam cần phải làm gì. Các bạn trẻ cũng được các vị trí thức lớn tuổi chia xẻ kinh nghiệm về chuyện ở lại nước ngòai làm việc hay trở về trong nước mới có thể đóng góp tích cực hơn. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và việc các bạn có thể tiếp cận ra sao… Rồi những bài học thực tiễn tại Việt Nam và việc các bạn trẻ cần tự có những quyết định cho hướng đi và họat động hiện nay.
Một điều cũng được các vị trí thức lớn tuổi đề cập đến là vấn đề tự do- dân chủ cần thiết để giúp hóa giải những bế tắc hiện nay. Những quyền tự do căn bản đó là quyền tự thân của con người không phải xin đâu cà và cũng cần phải đấu tranh để có được…

Nhiều kinh nghiệm hữu ích cho giớ trẻ

Sau cuộc gặp gỡ, hai bạn trẻ chia xẻ về những điều mà các bạn có được sau cuộc giao lưu trao đổi đó.

Bạn thứ nhất là sinh viên đang học năm thứ ba tin học cho biết bạn thấy mình tự tin hơn khi được nghe những trình bày của các vị nhân sĩ, trí thức cũng như doanh nghiệp lớn tuổi đáng bậc cha chú và anh của mình vừa đưa ra:

Bình thường nói chuyện với các bạn sinh viên khác, em thấy chuyện tìm kiếm việc làm như là một mục tiêu trong cuộc sống. Hầu như tất cà mọi người đều muốn làm chủ. Tuy nhiên đó không phải là con đường dễ dàng, cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng khi chọn con đường khó đó phải có một cách đúng đắn hơn. Quan điểm của em là sau khi học xong, tạo dựng doanh nghiệp riêng của mình để có thể giúp được nhiều người hơn.

Sau buổi hôm nay, niềm tin đó của em được nâng lên một tầm cao mới. Em tin tưởng hơn về những việc em đang làm. Có một anh doanh nhân kể chuyện từng thất bại hai lần qua ba doanh nghiệp. Thất bại là kinh nghiệm cho việc duy trì doanh nghiệp thứ ba được năm năm rồi.

Một bạn trẻ khác vừa sang Singapore làm việc được một năm cũng có những chia xẻ như sau:

Trước khi đến đây em khá bi quan, và hy vọng đến với cuộc gặp sẽ thấy một bức tranh sáng sủa hơn. Nhưng khi đến đây mới thấy mọi người có cùng một suy nghĩ về tất cả những vấn đề kinh tế, xả hội trong nước, vấn đề Trung Quốc mà qua một ví dụ rất dí dỏm như chuyện ‘vợ- chồng’ ( nếu vợ bị chồng đánh mà ngừời ngòai muốn giúp nhưng vợ cho rằng chồng ‘đánh yêu’ mình, thì không ai giúp cả) rất hợp với suy nghĩ của  mình lâu nay.

Em tin tưởng họ là những thế hệ đi trước đã trải qua cách mạng, trải qua chiến tranh nhưng đến thời điểm hiện tại họ có suy nghĩ cũng không khác gì mình cả. Em vẫn có niềm hy vọng là thế hệ lãnh đạo tại Việt Nam cùng tuổi đó với cùng học thức và nhận định như thế trong họ cũng có những suy nghĩ tương tự như mình nhưng không có cơ hội để thay đổi đất nước thôi. Theo em đó là tín hiệu đáng mừng.

Có một ý tưởng rất hay đó là tình hình Việt Nam và thế giới nay đã ‘tòan cầu hóa’ rồi, em có suy nghĩ có thể làm một công dân tòan cầu. Singapore và một số nước khác cũng rất gần với Việt Nam, từ những nơi đó em khởi nghiệp làm giàu cho bản thân và sau đó về nước cùng với một số bạn khác làm gì đó cho đất nước. Đó là một hướng hay.

Tuy nhiên thật sự từ đáy lòng em thấy với cách quản lý như hiện tại và với một chính phủ như hiện tại từ một cho đến bảy năm nữa Việt Nam vẫn thực sự sẽ rất khó khăn; em không mấy tin tưởng.

Nhiều bạn trẻ cùng quan tâm vấn đề chính trị chắc họ cũng thấy điều đó.

Không phải chống đối hay có gì khác biệt mà nhìn ra những nước như Singapore, Philippines… họ có cái nhìn khác về chính trị nên họ có nền kinh tế vững mạnh và con người mạnh lên.

Các bạn trong nước chưa có diễn đàn và sự cởi mở để đóng góp, vì với diễn biển như Việt Nam hiện tại sẽ rất nguy hiểm nếu lên ‘báo, đài’ để góp ý… Vì chán nản nên nhiều bạn không quan tâm nữa.

Nếu nói với các bạn em cũng nói như với chính mình là phải nổ lực bản thân làm giàu cho bản thân, cho gia đình, sau đó đến quê hương đất nước vì chính gia đình, bố mẹ là quê hương của mình.

Đối thọai lâu nay được cho rằng là một cách thức để đạt được sự cảm thông từ những phía còn nhiều cách biệt. Sinh họat gặp gỡ giữa những vị nhân sĩ trí thức thuộc thế hệ đi trước với những thanh niên, sinh viên của thế hệ hiện nay như vừa nói chứng minh điều đó một cách rõ nét qua nhận định của hai bạn trẻ vừa rồi.
Bên lề Hội thảo Singapore

Hình ảnh nóng vừa được gửi từ Singapore: Các trí thức từ trong nước qua (đem theo những chiếc áo No U chống lưỡi bò bành trướng), cùng anh chị em trí thức người Việt ở nước ngoài, hướng về Hà Nội thân yêu, gửi lời chào YÊU NƯỚC.

Hàng đầu (ngồi) có Nhà văn Nguyên Ngọc, ông Nguyễn Trung, bà Phạm Chi Lan-cựu thành viên Ban Nghiên cứu Chính phủ, đều vận áo No U.

Hàng thứ hai có anh Giáp Văn Dương (cạnh chị váy đỏ), tác giả bài “Thoát Trung” mới đây, GS Lê Văn Cường (VK Pháp), TS Vũ Minh Khương (đang cười hết cỡ), người nổi tiếng cách đây 6 năm với bài “Cơ hội của Thánh Gióng” trên Tuổi trẻ, kế đến, cạnh TS Nguyễn Quang A, là GS Trần Văn Thọ, VK Nhật, có nhiều bài viết trên TBKTSG, vợ chồng GS Nguyễn Ngọc Giao (VK Pháp) kế bên TS Nguyễn Quang A và GS Chu Hảo. Phía sau có các GS Trần Hữu Dũng, GS Ngô Vĩnh Long (VK Mỹ).

Nhà văn Nguyên Ngọc và GS Chu Hảo cùng biểu tình chống “lưỡi bò” bành trướng trên phố Singapore. Hic! Coi chừng cảnh sát Sing nó bắt nghe các bác.

Không có nhận xét nào: