Nguyễn Đức Tuấn

Phố nước đen
Chiều chiều, người dân ra cửa đứng ngó sang nhà nhau để nói chuyện
Không dưới 50 lần gửi đơn đi khắp nơi kêu cứu nhưng chưa thấu. Chính vì vậy gần 100 hộ dân phường Thanh Lương, Hà Nội phải sống lõng bõng trong nước cống thối gần chục năm nay. 
Hôm nay nhà chị Hằng có khách, chị đón khách rất đặc biệt: mang theo hai đôi ủng

Bà cụ này đã 80 tuổi, được con cháu nhờ ở nhà tát nước cho đỡ tràn ngập vào nhà. Mỗi ngày cụ phải tát khoảng 20 lần, bởi vì tường bị nước làm mủn ra và ngấm ngày càng mạnh

Photo : Nguyễn Đức Tuấn 


Phu vôi

Mỗi ngày công cho thợ đứng lò là 70.000 đồng, những người khác như phu nhặt vôi chỉ được chừng 30.000 – 40.000 đồng/ngày. Làm việc quần quật từ sáng cho tới khuya, Tuấn, một phu vôi ở Tràng An, Hoa Lư, Ninh Bình, nói cái giá phải trả cho sức khoẻ là quá rẻ nhưng anh không còn sự lựa chọn nào khác. Nóng bức, bụi và khí thải độc hại từ lò vôi khiến những phu vôi bạc mặt, nên suốt ngày họ nhẫn nại làm việc như những bóng ma câm lặng

Những người phụ nữ kiếm sống bằng nghề nhặt vôi thuê với mức lương công nhật từ 30.000 – 40.000 đồng

Cảnh tượng như một núi lửa đang phun trào
 
 
Để kiếm được 70.000 đồng, Tuấn và các bạn thợ của anh phải chầu chực bên lò cả ngày lẫn đêm

Phải mất ba ngày hai đêm mới có thể nung xong một lò vôi
Trang bị sơ sài, những người thợ nhặt vôi lao vào lửa để mưu sinh
Vphotos
 
Đãi trùn chỉ sông Sài Gòn

Xóm trùn chỉ có khoảng 20 nóc nhà, địa danh trước kia gọi là Cầu Đò, phường 15, quận Bình Thạnh, bên kia khu nhà cao cấp The Manor. Hầu hết là dân Bến Tre và Long An trôi giạt về, cất những căn nhà tạm bợ, sàn gỗ, vách tôn, nhỏ chỉ chừng 9 – 10m2 de ra những con kênh, chồng chất lên nhau, che chở cho nhau để mưu sinh. Xóm có khoảng 30 đàn ông thì đã gần 20 người làm nghề đãi trùn, người ít nhất cũng ngót nghét chục năm “thâm niên”. Bất kể ngày đêm, chỉ chờ khi nước bắt đầu cạn, với bộ đồ nghề chỉ là cái vợt lưới và chiếc thau to, trên những chiếc xuồng con, họ chèo ra cửa sông, bắt đầu công việc của mình .
Mỗi ngày tranh thủ con nước ròng, dân xóm trùn chỉ mang vợt và thau đi ra sông, họ lặn ngụp từ khu Ba Son, khúc ngã ba sông, đến khu Him Lam, Saigon Pearl, có khi đến tận cầu Tân Thuận, trong dòng nước đen kịt, để mò mẫm đãi từng mớ trùn chỉ ít ỏi

Họ phải lặn ngụp suốt một con nước, chấp nhận ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm. “Vất vả, hôi thối lắm nhưng không làm nghề này chẳng biết phải làm gì, kiếm ít tiền cũng được, miễn có đồng ra đồng vô nuôi mấy đứa nhỏ. Có khi không có trùn, tụi tôi còn mót cả ve chai”, anh Phạm Thành Tường, người có hơn 15 năm thâm niên mò trùn tâm sự

Ngoài sự hôi thối, lắm khi lặn ngụp đãi trùn, chuyện vô ý uống phải nước đen, giẫm vỏ chai không phải là hiếm. Những đôi chân chèo thuyền hàng ngày tưởng chừng khoẻ mạnh lại teo tóp dần đi do trầm mình dưới nước lâu ngày, những chứng bệnh vặt cứ đeo bám họ. Ấy vậy mà số người chọn nghề này làm kế sinh nhai ngày một nhiều hơn


Mùa này không có nhiều trùn, một con nước chỉ thu hoạch được vài chai nước suối nửa lít, bán với giá 3.000 đồng/chai

Anh Tỷ, 39 tuổi, làm nghề từ năm 1982, từ khi dân Sài Gòn bỏ nghề nuôi cá trê phi sang nuôi cá cảnh. Trước, nước còn sạch, anh kiếm được chừng 60.000 – 70.000 đồng/ngày. Giờ đây chỉ còn 20.000 – 30.000 đồng/ngày. Có khi phải bỏ đi đập sắt vụn tạo nguồn thu khác.

Kết quả còm cõi của hai người đàn ông suốt một con nước. Những người phụ nữ ở nhà sẽ bù thêm vào khoản thu này bằng khoản thu từ ve chai. Không hộ khẩu, không nghề nghiệp, sống tạm bợ trong những căn nhà nát nằm cheo leo trên sông, những con người ở đây phải quần quật ngày đêm, chật vật với miếng cơm manh áo ... 

Bích Uyên 
 
Chỗ ở công nhân

Bên cạnh sự thơ mộng ấy là một cuộc sống sau giờ làm không kém phần vất vả

Những dãy nhà soi mình bên bờ kênh

Tiện nghi nội ngoại thất
Nước uống phải đi lấy ở khá xa nơi ở

Tắm, giặt, chuẩn bị bữa ăn, đi vệ sinh tập trung một chỗ

Lo bữa ăn chiều

Ngả lưng
Cầu xí trên sông



Khú  Rác Trảng Dài

Ruồi, muỗi, mùi hôi và nước ngầm bị ô nhiễm là bốn đặc trưng của môi trường sống gần bãi rác Trảng Dài, khu phố 3, phường Trảng Dài, Biên Hoà. 
Hình do  các  du khách mang theo

Xóm Ụ cây , thành phô´mang tên Bác
Nguyễn Đức Tuấn

Không có nhận xét nào: